Monday, April 18, 2016

Tranh luận công khai Cờ Vàng, Cờ Đỏ (phần 2)

Tường trình cuộc tranh luận tại Đại học USC ở California về biểu tượng của cờ vàng ba sọc đỏ của chính thể miền Nam Việt Nam trước 1975 và cờ đỏ sao vàng của nhà nước Việt Nam hiện hữu, phóng viên Thiện Giao tiếp tục thu nhận nhận định và tâm tư của hai khối người trẻ Việt từ miền Nam California, Hoa Kỳ, trong loạt 3 bài về buổi công khai thảo luận.
Thiện Giao, phóng viên đài RFA 2008-04-28

080427-Flags1_305.jpg
Diễn giả tại buổi tranh luận “Căn Cước, Tính Đa Dạng và Sự Đại Diện Công Bằng” tại USC. Từ trái: Nguyễn Văn Vũ (đại diện du sinh), Giáo sư Janet Hoskins, Giáo sư Việt Nguyễn, Chris Trần (đại diện sinh viên gốc Việt). (Hình: Thiện Giao)
Giáo sư Việt Nguyễn cho biết, ông ngạc nhiên và hoàn toàn ủng hộ ý kiến của Chris Trần. Ông cũng nói rằng các sinh viên du học đưa ra một vấn đề hợp lý, đó là nhu cầu được thừa nhận là sinh viên của một quốc gia đang tồn tại, mà lịch sử chiến tranh của họ là quan trọng đối với nhiều người.
Về giải pháp treo cả hai lá cờ hoặc không có là cờ nào cả, giáo sư Việt nhận định đây là ý tưởng dung nạp thú vị, mà thường thường lại không được khuyến khích trong các cộng đồng gốc Việt.

Một tiền lệ biểu lộ tình cảm qua cờ của cựu chiến binh Mỹ

Một số câu hỏi được nêu ra, về việc nên treo cờ đại diện quốc gia hay đại diện cộng đồng trong khuôn viên đại học, Giáo Sư Việt đề cập đến một tiền lệ, của một lá cờ không chính thức, thường xuyên được treo cạnh lá cờ Hoa Kỳ hoặc cờ các tiểu bang, nhưng không bao giờ bị phản đối. Theo Giáo Sư Việt, đó là lá cờ POW-MIA của Hội Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ:
POW-MIA hoàn toàn không phải là đề tài tranh cãi trong nước Mỹ bởi vì lá cờ này phát biểu trực tiếp quan điểm của lịch sử nước Mỹ đối với vấn đề Việt Nam. Những người Mỹ đã chết hay mất tích trong cuộc chiến ấy cần được tưởng niệm.
            GS Việt Nguyễn
“ Đây có thể là tiền lệ cho một lá cờ không phải cờ quốc gia, được treo cùng với cờ quốc gia. Ở nước Mỹ, người ta không tranh cãi về điều này. Không ai tranh cãi có nên treo cờ POW-MIA với cờ Mỹ hay không, nhưng người ta tranh luận có nên treo cờ Việt Nam Cộng Hoà. Lý do rất rõ ràng. Vấn đề POW-MIA chạm trực tiếp đến vết thương của người Mỹ. Hiển nhiên tất cả chúng ta đều là người Mỹ, nhưng tôi muốn nói là POW-MIA hoàn toàn không phải là đề tài tranh cãi trong nước Mỹ bởi vì lá cờ này phát biểu trực tiếp quan điểm của lịch sử nước Mỹ đối với vấn đề Việt Nam. Những người Mỹ đã chết hay mất tích trong cuộc chiến ấy cần được tưởng niệm.””
Giáo sư Việt khai triển thêm rằng, việc người Việt Nam tự gắn bó mình về mặt tình cảm với lá cờ miền Nam không khác gì việc người Mỹ tự gắn bó họ, cũng về mặt tình cảm, với lá cờ POW-MIA. Nhưng hành động của người miền Nam đôi khi bị nhìn nhận không đẹp. Lý do là vì cộng đồng miền Nam Việt Nam là thiểu số trong lòng nước Mỹ. Việc họ tự gắn mình với miền Nam, theo giáo sư Việt, bị nhìn nhận là không được Mỹ cho lắm, là không tham gia đầy đủ vào nước Mỹ.

Tính công bằng của biểu tượng treo cờ

Một nữ sinh viên thuộc Hội Sinh Viên Armenia, tên Diane Watkins , cũng phàn nàn về việc trường USC không treo cờ Armenia và Azerbaijan tại toà nhà VKC. Cô phát biểu, đồng tình với đề xuất 2 cờ hoặc không treo cờ nào cả.” “
“Đây là chuyện biểu tượng đại diện. Có rất nhiều nền văn hoá và quốc gia có sinh viên theo học trường này và có lá cờ đại diện cho họ treo tại đây. Trừ khi USC có ý định treo tất cả cờ đại diện cho tất cả sinh viên tại đây, USC không nên treo lá cờ nào cả. Những sinh viên không có cờ của họ tại đây, sẽ nghĩ gì? Họ không thấy sự hiện diện của chúng tôi hay sao? Họ không thấy rằng chúng tôi đóng học phí cho trường hay sao?””
chúng ta muốn hạ một cái cờ, và không làm được điều đó, chúng ta lại đi hạ tất cả các cờ khác xuống, như vậy là không công bằng.
        đại diện du sinh
Đại diện phía sinh viên du học cho rằng hạ tất cả các lá cờ là không công bằng. Sinh viên Nguyễn Văn Vũ nói là trong trường hợp đó, sự có mặt của tất cả các hội sinh viên nước ngoài là điều cần thiết:
Nếu anh không thể đại diện cho tất cả sinh viên, thì điều này tạo ra nhiều vấn đề hơn là anh không đại diện ai cả.
        sinh viên gốc Việt
“Nếu chúng ta muốn bàn đến vấn đề không có lá cờ nào nữa, thì rõ ràng câu hỏi nên được đặt ra là: tại sao chúng tôi lại có mặt tại đây? Tại sao lại chỉ có sinh viên Việt Nam du học? Tại sao chúng ta không mời các tổ chức sinh viên khác, như Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, có mặt để cùng thảo luận. Trong quan điểm của tôi, nếu chúng ta muốn hạ một cái cờ, và không làm được điều đó, chúng ta lại đi hạ tất cả các cờ khác xuống, như vậy là không công bằng.””
Chris Trần lý luận rằng, một giải pháp thay thế cho việc chỉ treo một số cờ là điều cần thiết, vì sự đại diện không đầy đủ có thể tạo phiền toái nhiều hơn là không đại diện ai cả: “
“Nếu các bạn phải chọn giữa hai điều, một là ai cũng có biểu tượng đại diện hoặc không ai có đại diện cả, và hai là chỉ một số người được đại diện, còn những người khác thì bị loại ra, bạn sẽ chọn điều gì? Rõ ràng, đây là căn bản tại sao chúng ta muốn trường đại học thay đổi chính sách. Đại học USC là một đại học tư. Và mục đích chung của tất cả các đại học là hướng đến điều tốt cho sinh viên. Nếu anh không thể đại diện cho tất cả sinh viên, thì điều này tạo ra nhiều vấn đề hơn là anh không đại diện ai cả. Tôi muốn nói là, cách trình bày cờ như hiện nay, sinh viên một số quốc gia được có biểu tượng, sinh viên một số quốc gia khác bị loại ra, làm sao điều ấy có thể tốt hơn là tìm ra một giải pháp thay thế, hoặc là không treo bất cứ biểu tượng đại diện nào cả.””

Gắn bó tình cảm với cờ vàng của người Việt gốc Mỹ tha hương

Trong buổi thảo luận tổ chức chiều 21 tháng Tư, giáo sư Việt Nguyễn cũng hồi tưởng lại những năm 1990, khi ông còn là sinh viên. Giáo sư Việt nhận định rằng buổi thảo luận giữa các sinh viên Việt Nam du học và sinh viên gốc Việt tại Hoa Kỳ là rất quan trọng. Một trong những yếu tố chính yếu là vì đây là lần đầu tiên các sinh viên trở thành diễn giả chính, để nói về kinh nghiệm và quan điểm riêng của mình. GS Việt nói: “
“Vào thời tôi còn đi học những năm 1990, sinh viên chúng tôi có cảm giác là mình chẳng bao giờ phải nói về những chuyện này, vì đã có thế hệ cha chú nói giúp chúng ta, nói cho chúng ta, và nói với chúng ta. Văn hoá Việt Nam bảo chúng tôi là chúng tôi cần nghe người lớn nói. Người trẻ cần lắng nghe để thể hiện sự tôn trọng. Đây là dấu ấn văn hoá rất đậm của người Việt Nam cũng như cộng đồng Việt Nam tại đây.
Nhưng bên cạnh đó, lớp sinh viên lại cho rằng mình cũng những kinh nghiệm riêng, quan điểm riêng và những thắc mắc riêng. Nhưng chắc chắn là không có cách gì mang những chuyện này ra thảo luận giữa cộng đồng. Chính vì lý do đó, diễn đàn hôm nay trở nên quan trọng. Diễn đàn này quan trọng vì chính những sinh viên trở thành diễn giả chính, để nói chuyện với nhau. Theo tôi, đây là điều quan trọng, đây là lần đầu tiên thế hệ này, từ cả hai phía trong và ngoài Việt Nam, nói chuyện trực tiếp với nhau.””
Cộng đồng Việt tại đây quan niệm rằng, lịch sử Việt Nam bị bỏ quên. Và không chỉ lịch sử Việt Nam, cả lịch sử miền Nam Việt Nam cũng bị bỏ quên.
         giáo sư Việt Nguyễn
Giáo sư Việt tin rằng tiếng nói của nhóm sinh viên du học ít được nghe đến tại các đại học Hoa Kỳ. Tuy nhiên, điều ấy không có nghĩa là quan điểm của sinh viên Hoa Kỳ gốc Việt được lắng nghe đầy đủ.
Theo lời giáo sư Việt, quan điểm của cộng đồng về một Việt Nam, đặc biệt là miền Nam Việt Nam, bị bỏ quên sau một cuộc chiến thất bại dẫn đến tầm quan trọng về mặt tình cảm mà lá cờ vàng là một biểu tượng. “
“Người ta ít nghe tiếng nói của những sinh viên từ Việt Nam sang Hoa Kỳ du học. Nhưng đừng nên hiểu rằng điều đó có nghĩa là tiếng nói của sinh viên Hoa Kỳ gốc Việt được lắng nghe đầy đủ tại đây, tại nước Mỹ này. Một trong những lý do là vì cộng đồng Việt tại đây quan niệm rằng, lịch sử Việt Nam bị bỏ quên. Và không chỉ lịch sử Việt Nam, cả lịch sử miền Nam Việt Nam cũng bị bỏ quên. Cảm nhận của cộng đồng Việt Nam tại đây là, người Việt Nam thua cuộc, bị phản bội bởi đồng minh Hoa Kỳ.
Thêm vào đó, cộng đồng Việt Nam tại đây tin rằng lịch sử của họ, thân nhân của họ, bị xoá bỏ trong sách giáo khoa Hoa Kỳ cũng như trong những thảo luận liên quan tại Hoa Kỳ về một cuộc chiến mà người Hoa Kỳ đã tham dự, nhưng thất bại. Nói tóm lại, người Việt Nam tại đây tin rằng, họ đã hy sinh rất nhiều, máu của họ, cuộc sống của họ, thân nhân của họ, lịch sử của họ, văn hoá của họ. Nhưng, tất cả những hy sinh đó đều không được thừa nhận tại nước Mỹ, và rất có thể, những thế hệ con cháu của họ cũng sẽ quên đi. Đó là một trong những lý do chính tại sao lá cờ vàng, lá cờ biểu tượng của họ, vẫn tiếp tục là vấn đề mang tính tình cảm đến như vậy.””

No comments:

Post a Comment