Rác.
Tháng 4.75.
Ông
từ rừng vào thành phố theo đoàn quân chiến thắng. Ông vai chú, em của
ba tôi. Ông theo Việt minh từ thập niên 50, sau 54, ba tôi về Thành, ông
theo đoàn quân Bắc tiến.
Ông đến tìm tôi bằng chiếc xe mới tịch thu của người dân bỏ chạy, xe Peugeot có tài xế hẳn hoi.Từ trên xe, ông oai vệ bước xuống với đôi dép râu, bộ đồ xanh cứt ngựa, nón cối, cặp táp da và khi ông cố ý xắn tay áo, chiếc đồng hồ “ hai cửa sổ” mới toanh nằm phô trương trên cổ tay như chính chủ nhân.
Xóm nhỏ của tôi, chỉ vài con đường hẹp là ra tới bờ kinh. Đa số dân lao động, trồng rau muống, nuôi gà, thả vịt, và bờ kinh đó, từ mấy ngày trước lềnh khênh nón sắt, quần áo lính, hình ảnh, giấy tờ..mà mọi người vội ném phi tang những tàn dư dính dáng đến nguỵ quân, nguỵ quyền. Trong mớ hỗn tạp ướt nhẹp đó có quần áo lính của anh, huy chương, giày sô mà anh để lại những lần về phép.
Chúng tôi, cái xóm nhỏ ấy, sợ hãi đủ thứ. Sợ tiếng động, tiếng giày ngoài ngõ , tiếng chó sủa. Ngay cả tiếng chuột rin rít chạy dọc mép kinh cũng làm chúng tôi co người, rúm ró.
Nên chi, cái vẻ đường bệ từ trên xe bước ra, hỏi tên tôi làm ai cũng ngơ ngác. Có người còn làm bộ không nghe, mà quả thực, tiếng nói của ông như chim chích bị viêm họng ấy, nặng trình trịch và nhức nhối khó tả.
Thưở nay, tôi không biết Việt cộng mặt mũi ra sao. chỉ mấy hôm trước, khi miền Nam thất thủ, Việt công tràn vào thành phố, xe tăng chạy ình ịch, Bà con kêu réo nhau “ Ra mà coi Việt cộng kìa” Ủa . Ngộ hen” Té ra cũng giống như người mình”.Người ta coi Việt công vào thành phố như được coi đám xiếc.” Mặt mũi họ xanh xao, non choẹt, nhìn ngao ngáo thấy mà mắc cười. Lúc đó, chúng tôi quên nỗi sợ hãi, ít ra là khoảng khắc đó, chưa ai bị bắt và cái đói chưa lấp ló.
Mấy ngày trước, đoàn quân giữ tuyến đầu thành phố đụng trận lớn, nghe nói, nhiều người bị thương, một số được đưa về quân y viện, một số cởi bỏ quân phục tìm đường ra biển. Bên kia , chết và bị thương cũng khá nhiều trong trận đánh quyết tử cuối cùng , nhưng chúng tôi không thấy xác của họ. Họ âm thầm mang đi , chắc là dọn dẹp quang đãng để treo cờ ăn mừng chiến thắng.
Bây giờ thành phố toàn bộ đội Bắc việt, và quanh xóm tôi, không biết ở đâu ra, từng nhóm người mang súng AK. Đeo khăn rằn, khăn quàng đỏ, dép râu, nón cối ..Nhiều người tôi biết mặt, họ đạp xích lô, bốc vác ở chợ, nhưng cái dép râu, nón cối đã đưa họ lên một bậc cao hơn, hùng vĩ hơn, nó phân chia thành ranh giới rạch ròi mà người dân chúng tôi, phải nép qua một bên khi vô tình đi chung đường.
Ông chú hỏi tôi:
“Chồng cháu ngụy quân à ?”
“Vâng.”
“Cấp bậc gì?”
“Dạ, trung úy”
‘Lính gì ?”
“Dạ, lính đánh giặc”- Ông nhăn nhó.
“Đã đi trình diện , khai báo chưa ?”
“Bị bắt làm tù binh rồi chú. Chắc đang giải qua Miên”
“Ờ, đi cải tạo học tập mười ngày thôi. Đã có chủ trương, chính sách rõ ràng rồi. Cách mạng rất khoan hồng, cháu à. Nó sớm về với cháu ấy mà ”
Ông nhìn quanh quất chỗ tôi ở. Và nhìn qua tôi. Trong suy nghĩ của ông, tôi là vợ sĩ quan “ngụy” chắc phải có của ăn của để, tài sản phải có của chìm của nổi, và chỗ ở đơn sơ nầy chỉ là bề ngoài ngụy trang như nhiều gia đình khác, bỏ của chạy lấy người.
Ba tôi cũng là công chức. Và ông cũng chuẩn bị đi đếm lịch như chồng tôi, nhưng tôi hơi ngạc nhiên vì không nghe ông hỏi han gì ba tôi. Họ là anh em mà. Dù hai chiến tuyến, họ cũng không thể chối bỏ quan hệ máu mủ, ruột thịt..
“Chú gặp ba con chưa.?”
“Chưa, từ từ, ba cháu cũng cần phải đi học tập để nắm vững đường lối chính sách của Đảng. Khi ba cháu về, chú sẽ tìm thăm.”
“ Nhà của cháu ở đây à?”
“Vâng”
“Còn nhà khác nữa không ?”
“Không, cháu chỉ ở đây.”
“Con Huệ, con bác Tư của cháu đó, nó giàu lắm.Nó có mấy cái nhà xây hai tầng, mấy cái nhà nghỉ cho thuê. Giải phóng vào, nó được lắm, nó tự nguyện đem hiến của cải nhà cửa cho cách mạng làm cơ sở hoạt động. Thời gian tiếp thu ban đầu, ta rất cần những cơ sở vật chất đấy , cháu ạ. Thống nhất đất nước, ta còn khối việc để làm. Cơ bản là ta xây dựng lại đất nước , hướng mọi người đi theo chủ trương chính sách của nhà nước. Để rồi cháu xem, chế độ ta , mai đây giàu có gấp vạn lần bọn tư bản đế quốc. À, con Huệ đấy, nó làm gì cháu biết không ?”
”Chắc chị ấy buôn bán thôi, chú ạ”
“Buôn bán mà sao giàu khiếp thế.. Nhà nó có mấy người làm cơ đấy. Chỉ bóc lột mới giàu như vậy thôi. Còn cháu, cháu làm gì ?”
“Cháu dạy học”
“A, nghề kỹ sư tâm hồn đây. Nghề nầy không có nợ máu với nhân dân. Chắc cách mạng sẽ tin dùng lại cháu thôi.”
Tôi làm thinh. Tôi đâu nghĩ mình sẽ trở lại nghề dạy học, mà tình cảnh tôi đang rối bời đây.Chồng đi tù, con nhỏ, tôi không chắc mình kéo lê cuộc sống nầy thêm bao thời gian nữa.Tôi thật sự không biết tương lai của chúng tôi sẽ ra sao. Mà tôi cũng không muốn nghĩ tới điều đó nữa. Tôi chưa có tâm trạng để mở bài học làm-sao-để-sinh- tồn.
Ông đằng hắng, ngó quanh quất căn phòng lần nữa, và ông hỏi tôi một câu mà đến bây giờ, tôi vẫn còn bị ám ảnh.
Ông đến tìm tôi bằng chiếc xe mới tịch thu của người dân bỏ chạy, xe Peugeot có tài xế hẳn hoi.Từ trên xe, ông oai vệ bước xuống với đôi dép râu, bộ đồ xanh cứt ngựa, nón cối, cặp táp da và khi ông cố ý xắn tay áo, chiếc đồng hồ “ hai cửa sổ” mới toanh nằm phô trương trên cổ tay như chính chủ nhân.
Xóm nhỏ của tôi, chỉ vài con đường hẹp là ra tới bờ kinh. Đa số dân lao động, trồng rau muống, nuôi gà, thả vịt, và bờ kinh đó, từ mấy ngày trước lềnh khênh nón sắt, quần áo lính, hình ảnh, giấy tờ..mà mọi người vội ném phi tang những tàn dư dính dáng đến nguỵ quân, nguỵ quyền. Trong mớ hỗn tạp ướt nhẹp đó có quần áo lính của anh, huy chương, giày sô mà anh để lại những lần về phép.
Chúng tôi, cái xóm nhỏ ấy, sợ hãi đủ thứ. Sợ tiếng động, tiếng giày ngoài ngõ , tiếng chó sủa. Ngay cả tiếng chuột rin rít chạy dọc mép kinh cũng làm chúng tôi co người, rúm ró.
Nên chi, cái vẻ đường bệ từ trên xe bước ra, hỏi tên tôi làm ai cũng ngơ ngác. Có người còn làm bộ không nghe, mà quả thực, tiếng nói của ông như chim chích bị viêm họng ấy, nặng trình trịch và nhức nhối khó tả.
Thưở nay, tôi không biết Việt cộng mặt mũi ra sao. chỉ mấy hôm trước, khi miền Nam thất thủ, Việt công tràn vào thành phố, xe tăng chạy ình ịch, Bà con kêu réo nhau “ Ra mà coi Việt cộng kìa” Ủa . Ngộ hen” Té ra cũng giống như người mình”.Người ta coi Việt công vào thành phố như được coi đám xiếc.” Mặt mũi họ xanh xao, non choẹt, nhìn ngao ngáo thấy mà mắc cười. Lúc đó, chúng tôi quên nỗi sợ hãi, ít ra là khoảng khắc đó, chưa ai bị bắt và cái đói chưa lấp ló.
Mấy ngày trước, đoàn quân giữ tuyến đầu thành phố đụng trận lớn, nghe nói, nhiều người bị thương, một số được đưa về quân y viện, một số cởi bỏ quân phục tìm đường ra biển. Bên kia , chết và bị thương cũng khá nhiều trong trận đánh quyết tử cuối cùng , nhưng chúng tôi không thấy xác của họ. Họ âm thầm mang đi , chắc là dọn dẹp quang đãng để treo cờ ăn mừng chiến thắng.
Bây giờ thành phố toàn bộ đội Bắc việt, và quanh xóm tôi, không biết ở đâu ra, từng nhóm người mang súng AK. Đeo khăn rằn, khăn quàng đỏ, dép râu, nón cối ..Nhiều người tôi biết mặt, họ đạp xích lô, bốc vác ở chợ, nhưng cái dép râu, nón cối đã đưa họ lên một bậc cao hơn, hùng vĩ hơn, nó phân chia thành ranh giới rạch ròi mà người dân chúng tôi, phải nép qua một bên khi vô tình đi chung đường.
Ông chú hỏi tôi:
“Chồng cháu ngụy quân à ?”
“Vâng.”
“Cấp bậc gì?”
“Dạ, trung úy”
‘Lính gì ?”
“Dạ, lính đánh giặc”- Ông nhăn nhó.
“Đã đi trình diện , khai báo chưa ?”
“Bị bắt làm tù binh rồi chú. Chắc đang giải qua Miên”
“Ờ, đi cải tạo học tập mười ngày thôi. Đã có chủ trương, chính sách rõ ràng rồi. Cách mạng rất khoan hồng, cháu à. Nó sớm về với cháu ấy mà ”
Ông nhìn quanh quất chỗ tôi ở. Và nhìn qua tôi. Trong suy nghĩ của ông, tôi là vợ sĩ quan “ngụy” chắc phải có của ăn của để, tài sản phải có của chìm của nổi, và chỗ ở đơn sơ nầy chỉ là bề ngoài ngụy trang như nhiều gia đình khác, bỏ của chạy lấy người.
Ba tôi cũng là công chức. Và ông cũng chuẩn bị đi đếm lịch như chồng tôi, nhưng tôi hơi ngạc nhiên vì không nghe ông hỏi han gì ba tôi. Họ là anh em mà. Dù hai chiến tuyến, họ cũng không thể chối bỏ quan hệ máu mủ, ruột thịt..
“Chú gặp ba con chưa.?”
“Chưa, từ từ, ba cháu cũng cần phải đi học tập để nắm vững đường lối chính sách của Đảng. Khi ba cháu về, chú sẽ tìm thăm.”
“ Nhà của cháu ở đây à?”
“Vâng”
“Còn nhà khác nữa không ?”
“Không, cháu chỉ ở đây.”
“Con Huệ, con bác Tư của cháu đó, nó giàu lắm.Nó có mấy cái nhà xây hai tầng, mấy cái nhà nghỉ cho thuê. Giải phóng vào, nó được lắm, nó tự nguyện đem hiến của cải nhà cửa cho cách mạng làm cơ sở hoạt động. Thời gian tiếp thu ban đầu, ta rất cần những cơ sở vật chất đấy , cháu ạ. Thống nhất đất nước, ta còn khối việc để làm. Cơ bản là ta xây dựng lại đất nước , hướng mọi người đi theo chủ trương chính sách của nhà nước. Để rồi cháu xem, chế độ ta , mai đây giàu có gấp vạn lần bọn tư bản đế quốc. À, con Huệ đấy, nó làm gì cháu biết không ?”
”Chắc chị ấy buôn bán thôi, chú ạ”
“Buôn bán mà sao giàu khiếp thế.. Nhà nó có mấy người làm cơ đấy. Chỉ bóc lột mới giàu như vậy thôi. Còn cháu, cháu làm gì ?”
“Cháu dạy học”
“A, nghề kỹ sư tâm hồn đây. Nghề nầy không có nợ máu với nhân dân. Chắc cách mạng sẽ tin dùng lại cháu thôi.”
Tôi làm thinh. Tôi đâu nghĩ mình sẽ trở lại nghề dạy học, mà tình cảnh tôi đang rối bời đây.Chồng đi tù, con nhỏ, tôi không chắc mình kéo lê cuộc sống nầy thêm bao thời gian nữa.Tôi thật sự không biết tương lai của chúng tôi sẽ ra sao. Mà tôi cũng không muốn nghĩ tới điều đó nữa. Tôi chưa có tâm trạng để mở bài học làm-sao-để-sinh- tồn.
Ông đằng hắng, ngó quanh quất căn phòng lần nữa, và ông hỏi tôi một câu mà đến bây giờ, tôi vẫn còn bị ám ảnh.
“Cháu có mấy trăm cái áo dài ? mấy trăm bộ đồ đầm?”
“ Da…sao cơ chú ?”
“ Da…sao cơ chú ?”
“Cháu chia bớt cho mấy em ở ngoài Bắc với nhé. Vài hôm có người về chú gửi theo.”
“Cháu..”
“Cháu có truyền hình, thu băng, xe đạp không dùng thì gửi cho các em nhé. Nhà chú cũng có mọi thứ đấy nhưng hàng Trung quốc không bằng hàng tụi đế quốc tư bản đâu, cháu ạ.”
“Ơ..cháu..”
“ Cháu lựa đồ đạc rồi vài hôm chú ghé qua nhé..”
Ông dợm bước ra, rồi sực nhớ điều gì, ông kêu chú tài xế mang vào nhà một túi nilon, dúi vào
“Cháu..”
“Cháu có truyền hình, thu băng, xe đạp không dùng thì gửi cho các em nhé. Nhà chú cũng có mọi thứ đấy nhưng hàng Trung quốc không bằng hàng tụi đế quốc tư bản đâu, cháu ạ.”
“Ơ..cháu..”
“ Cháu lựa đồ đạc rồi vài hôm chú ghé qua nhé..”
Ông dợm bước ra, rồi sực nhớ điều gì, ông kêu chú tài xế mang vào nhà một túi nilon, dúi vào
“ Chú có quà cho cháu đây. Bột trứng Trung quốc, ngon lắm cháu ạ. Cháu uống hoặc làm thức ăn. Còn đây là chè Bắc Thái nguyên, nổi tiếng khắp cả nước đấy. Cái nầy là bánh đậu xanh đóng khô, nhìn vậy chứ bổ dưỡng lắm. Bộ đội ta dùng toàn mấy thứ nầy khi vượt Trường sơn đấy cháu.Cái nầy cháu để dành ăn dần.”
Ông vui vẻ vỗ vai tôi
“ Thôi nhé. Vài hôm chú đến nhé.”
Trôi bềnh bồng trong chữ nhé nhé của ông, tôi ngồi phịch xuống ghế khi bộ quần áo bộ đội mầu cứt ngựa vừa khuất khỏi tầm mắt. Mấy trăm cái áo dài. Mấy trăm bộ đồ đầm, TV, cassette.. Ôi trời..
Con bé từ trong nhà chạy ra, hí hửng cầm bịch nilon.
“Má ơi. Con ăn được không ?”
“ Ngộ độc, con ơi.”
Tôi vớ bịch nilon, thẳng tay ném mạnh xuống bờ kinh.
Nó dùng dằng, hấp hối rồi mới chịu trôi lềnh bềnh theo mặt nước đen ngòm y hệt như đất nước tôi bây giờ, với những giòng kinh đen chở đầy rác rưởi.
NT
No comments:
Post a Comment