Dương Thu Hương:
Tường An: Thưa bà, cách đây đã lâu, trong một bài viết, bà có nói ngày 30/4, vào đến miền Nam bà đã ngồi trên vỉa hè và khóc. Nhân đây bà có thể giải thích về những giọt nước mắt ngày 30/4, 40 năm về trước không ạ ?
Dương Thu Hương: Vào miền Nam tôi khóc vì sao? Là bởi vì tôi hiểu đạo quân chiến thắng ở miền Bắc phụ thuộc vào một chế độ man rợ. Rất nhiều dân tộc văn minh bị tiêu diệt bởi một chế độ man rợ hơn, bởi vì họ hung hăng hơn, vì họ có thể văn minh hơn vì văn hoá nhưng họ kém về phương diện tổ chức quân sự. Sau này tôi mới hiểu tôi cũng ngây thơ tôi khóc thế thôi. 30/4 tôi còn khóc vì một lý do khác nữa là vì chúng tôi bị lừa. Chúng tôi đi không nghĩ ngày về, nhưng mà chúng tôi tưởng chiến thắng quân ngoại xâm nhưng thực sự hoàn toàn là không phải. Và tất cả tuổi trẻ của chúng tôi đã bị tiêu huỷ đi. Và vì vậy mà tôi khóc, trong những giọt nước mắt của tôi có cái phần chung cho dân tộc và có phần riêng của chúng tôi, của những người bạn tôi đã chết và của bản thân tôi đã hy sinh tuổi xuân một cách vô ích.»
Tường An: Thưa bà, cuộc chiến dài 21 năm mà miền Bắc gọi là «Chống Mỹ cứu nước» đã chấm dứt vào ngày 30/4, bà có nhận xét gì về cái ngày mà Việt Nam ngưng tiếng súng, ngày mà đại tướng Văn Tiến Dũng gọi là «thiên anh hùng ca vĩ đại của chiến tranh nhân Việt Nam trong thế kỷ XX » ạ?
Dương Thu Hương: Đối với tôi ngày 30/4 có 2 phía : phía những người Việt ở miền nam thì gọi là ngày «Quốc hận», phía những người Việt ở miền Bắc thì gọi là «ngày Giải phóng của dân tộc» thì tất cả 2 cái đó thì tôi cho là cần phải xét lại ngôn từ , bởi vì ngôn từ nó cũng bấp bênh và nó cũng chao đảo với thời gian, nói tuỳ theo quan niệm con người , tuỳ theo cách nhìn con người để mà thay đổi. Về phía những người miền Bắc tưởng rằng đó là một sự sung sướng, một chiến công lừng lẫy, một thắng lợi vô tiền khoáng hậu trong lịch sử. Bây giờ nhìn lại tôi thấy nó chỉ là một ánh đèn loé lên trên một chặng đường, mà cái chặng đường ấy phía sau khi ánh đèn ấy loé lên thì nó đã dần dần trôi vào bóng tối. Thắng lợi ngày 30/4 là một thứ mà người ta gọi là « illusion » tức là một ảo ảnh. Bởi vì sau cái ảo ảnh ấy thì có những thực tại chồm đến và người Cộng sản ngập trong những cái thực tại ấy. Sự thất bại liên tục của họ trên tất cả những chính trường, trên ngoại giao cũng như là đối nội.
Tường An: Bà có thể giải thích tại sao từ một chiến thắng mà người Cộng sản gọi là «cuộc kháng chiến thần thánh » họ lại trở nên thất bại sau này như bà nhận định
Dương Thu Hương: Cái sự chiến thắng đó đem cho họ một lòng kiêu hãnh quá độ. Cho nên cái chiến thắng ấy là mở màn cho tất cả những thất bại sau này. Và bây giờ, mặc dù họ còn giữ được chính quyền nhưng cái thất bại thì rõ ràng không ai có thể chối cãi được là họ đã trở thành một bộ phận nô lệ của triều đình Cộng sản phương Bắc và cái sự bán nước của họ dù diễn ra trong bóng tối, nhưng nhân dân và tất cả nh người có lương tâm đều đoán được một cách chính xác. Chiến thắng 30/4 khiến cho những người Cộng sản có món mồi bở béo giống như ông Nguyễn văn Trấn viết trong cuốn «Viết cho Mẹ và Quốc hộ » - tôi cho ông Nguyễn văn Trấn là một người rất chính trực - ông ấy nói : nhà của người ta lấy, vợ của người ta ngủ v.v… và tức là một sự chiếm đoạt về mặt tài sản đối với tất cả những người mà đã chiến bại. Họ đã thực hiện phương sách của Mao Trạch Đông, tức là «Toạ sơn quan hổ đấu» tức là để chọ người Việt đánh nhau với người Mỹ, một cuộc chiến tranh sức tàn lực kiệt để mà dễ biến thành một thứ thuộc địa nghìn năm Bắc thuộc lần thứ hai.
Tường An: Tại sao bà cho là phải xét lại chữ «Quốc hận" của những người miền Nam, những người đã thua trong cuộc chiến này, thưa bà ?
Dương Thu Hương: Về mặt những người miền Nam mà gọi là « Quốc hận » thì họ cũng phải nhìn lại. Tại sao ? Tại sao lại là « Quốc hận » Trước khi hận những người khác họ phải hận chính họ . Tại sao cùng một thời điểm, người Mỹ tạo ra những điều kiện để tạo ra chính sách dân chủ của 2 nơi : miền nam Việt Nam và miền Nam Hàn Quốc. Tại sao Hàn Quốc chiến thắng mà Việt Nam chiến bại ? Tại sao cùng một cơ hội lịch sử như thế, người Nam Triều Tiên họ đã chớp lấy cơ hội để biến đất nước của họ thành một xứ sở văn minh phồn thịnh, còn miền Nam thì không ? Cái đó phải xét lại.
Tường An: Từ khi sang Pháp năm 2006 cho đến nay, có vẽ như bà ít tiếp xúc với cộng đồng người Việt hải ngoại, phe chống Cộng cũng như phe thân Cộng, chắc là phải có lý do nào đó có phải không ạ?
Dương Thu Hương: Bây giờ nhìn lại những phong trào chống Cộng của người Việt hải ngoại, ta thấy cái gì ? Trừ những vụ treo đầu dê bán thịt chó như Hoàng Cơ Minh ra, rất nhiều chính khách khác chỉ chờ cơ hội để về Việt Nam thương thuyết với Cộng sản để chia ghế. Những nhà chống Cộng ở đây tôi biết thì hoàn toàn là một thứ trò du hí để thoả mãn cái lòng tự tôn của họ. Bởi vì sống ở nước ngoài họ không có một gương mặt hãnh diện, một vị trí xứng đáng cho nên là họ nêu chiêu bài chống Cộng, nhưng lúc nào cũng ngóng chờ Cộng sản chìa tay ra để trở về chia ghế. Và có những ông Cộng sản chưa cần mời đã vội vàng đến sứ quán làm lành trước . Vì sao . vì họ thấy đấu tranh mệt mỏi quá, hàng Cộng sản đi kiếm được một chút vui thú trong cuối đời. Cho nên bây giờ muốn chiến thắng Cộng sản thì trước tiên phải chiến thắng chính bản thân mình. Bây giờ rất nhiều Việt kiều ở nước ngoài chửi Cộng sản nhưng về trong nước lại vui thú, cho làm ăn, cho kiếm tiền, cho chơi gái rẻ. Cho nên cái tinh thần chống Cộng của tôi cũng giống như cái đuôi con chó, vẫy lên rồi vẫy xuống theo cái lợi ích của họ.»
Tường An: Từ sự phân tích những tiêu cực của phe Cộng sản cũng như phe chống Cộng, bà có kết luận gì về cuộc đấu tranh trên chiến trường mới này ạ ?
Dương Thu Hương: Tóm lại, tôi thấy cần phải chống Cộng, nhưng trước hết cần phải soi lại bản thân mình. Thế còn người Cộng sản nhìn lại ngày 30/4 như một điều hãnh diện thì tôi đó là sự ngu ngốc . Bởi vì bây giờ, cái đứa ngu nhất thì cũng hiểu là họ đang bán nước và sẽ còn bán nước một cách trầm trọng hơn. Và nếu không có một sự kiện nào có thể thay đổi được vận mệnh quốc gia thì chắc chắn 1000 năm Bắc thuộc lần thứ hai sẽ diễn ra. Không phải với một đoàn quân phương Bắc kéo sang nữa mà là một sự khống chế toàn bộ về mặt chính trị và kinh tế bắt đầu từ đảng Cộng sản Trung quốc đối với đảng Cộng sản Việt Nam và sau đó là hai nhà nước cùng một hệ thống mà tôi gọi là một thứ phong kiến trá hình.
Tường An: Xin cám ơn bà đã dành thì giờ cho đài Á Châu Tự Do
DƯƠNG THU HƯƠNG
Và Hai Chữ
QUỐC HẬN
Luân Tế
Nhà văn Dương Thu Hương (DTH) sinh quán tại Bắc Việt, sống ở miền Bắc, gia nhập quân đội, viết văn từ năm 1985.
Bà
là một trong số những người lớn lên và sống trong chế độ Cộng Sản, sau
này thất vọng về tình trạng trong nước sau khi chiến tranh chấm dứt. Bà
tạo được một tiếng tăm lớn ở cả trong nước lẫn ngoài nước về văn chương.
Bà viết rất nhiều sách, nhiều thể loại. Sách của bà được dịch sang
nhiều thứ tiếng và đoạt nhiều giải thưởng văn bút quốc tế.
Sau
ngày “Giải Phóng” miền Nam, cũng giống một số trí thức trong nước, bà
nhận ra bộ mặt thật của Cộng Sản và cay đắng vì đã bị lừa. Bà trở thành
một người chống đối chế độ, bị ngược đãi, giam cầm, cấm đoán và sau cùng
được cho phép sang Pháp sống từ năm 2006.
Bà
là một trong những người có tiếng tăm được (hay bị) chính quyền Cộng
Sản cho đi sống ở nước ngoài có những bài viết, những phát biểu về Việt
Nam.
Tôi bỏ quê hương, chạy Cộng Sản, sống lưu vong ở Mỹ từ năm 1975.
Tôi
có đọc một hai cuốn sách và một số bài viết ngắn phổ biến trên mạng của
bà DTH trong mấy năm gần đây. Rất phục văn tài và văn phong cũng như
tri thức, lập luận sắc bén của bà, nhất là những gì bà nói và viết về
đảng Cộng Sản Việt Nam.
Trong một bài tôi viết về ngày 30.4.1975 năm ngoái tên là
“39 Năm Nhìn Lại Cuộc Đời”
có một đoạn như sau:
“Nhà
văn Dương Thu Hương đã đề cập tới hiện tượng “hối tiếc” phát nguồn từ
dân miền Bắc vì đã nghe lời đường mật của Cộng Sản trong bài nhận định
tuyệt vời “Giải Ảo”:
(Trích) Sau
ngày 30 tháng 4 năm 1975, tôi thuộc số những người vỡ mộng sớm nhất.
Nhưng chỉ vài năm sau, con số những kẻ vỡ mộng tăng lên một cách không
ngừng. Đầu những năm 80 sự đói khổ về vật chất là con quỷ hiện hình cả
ngày lẫn đêm trên toàn cõi. Đói khổ là món quà chia đều cho toàn dân,
trừ một số người nắm quyền. Sự giàu có và xa hoa của một thiểu số cộng
sản giống như vòi nước lạnh hắt vào mặt dân chúng. Hiển nhiên là trong
dân chúng, có vô số kẻ từ chiến trường cởi áo lính trở về. (Ngưng trích)
Phải
nói là khi đọc những giòng này tôi rất xúc động và thầm cảm ơn/phục bà
đã nói ra được những gì cần phải được nói ra và sự chân thành của bà bộc
lộ trong những lời nói đó.
Năm nay, 2015, tôi đang dự tính viết lại bài này, cập nhật hóa, và đổi tên là “40 Năm Nhìn Lại Cuộc Đời”
thì tình cờ được đọc trên mạng cuộc nói chuyện của bà với một ký giả
trên đài phát thanh Á Châu Tự Do. Trả lời câu hỏi về biến cố 30-4 sau 40
năm, bà DTH nói về chữ “Quốc Hận" mà chúng ta dùng để chỉ ngày này.
(Trích):Dương Thu Hương: Về
mặt những người miền Nam mà gọi là « Quốc hận » thì họ cũng phải nhìn
lại. Tại sao ? Tại sao lại là « Quốc hận » Trước khi hận những người
khác họ phải hận chính họ . Tại sao cùng một thời điểm, người Mỹ tạo ra
những điều kiện để tạo ra chính sách dân chủ của 2 nơi : miền nam Việt
Nam và miền Nam Hàn Quốc. Tại sao Hàn Quốc chiến thắng mà Việt Nam chiến
bại ? Tại sao cùng một cơ hội lịch sử như thế, người Nam Triều Tiên họ
đã chớp lấy cơ hội để biến đất nước của họ thành một xứ sở văn minh
phồn thịnh, còn miền Nam thì không ? Cái đó phải xét lại.(Ngưng trích)
Đọc đến đây thì tôi thấy có bổn phận phải có đôi điều nói chuyện với bà DTH.
Thưa bà,
Có
lẽ trong cả cuộc đời bà, bà chưa bao giờ phải xót xa cho quê hương. Từ
lúc bà sinh ra ở miền Bắc, quê hương của bà lần lượt thắng Tây, thắng
Mỹ, chiếm được miền Nam thì có gì mà bà phải xót xa cho quê hương.
Và có lẽ bà không biết là chữ “Quốc Hận”
đã được dùng một lần rồi. Đó là chữ miền Nam Việt Nam dùng cho ngày 20
tháng 7 năm 1954. Tôi không biết những người sống ở miền Bắc gọi cái
ngày đó là ngày gì (có thể là “Ngày Chiếm Được Miền Bắc”), nhưng những
người sống ở miền Nam như tôi gọi nó là “Ngày Quốc Hận” vì chúng tôi đau
lòng, xót xa khi thấy đất nước bị các cường quốc họp lại, chia đôi. Vì
đau lòng thấy đất nước chia đôi nên chúng tôi đặt tên cái đại lộ rộng
nhất miền Nam là Đại Lộ Thống Nhất. Nhưng chính quyền miền nam chúng tôi
cố gắng củng cố cho dân tình miền Nam được ổn định từ thành thị đến
thôn quê, lo nơi ăn chốn ở cho gần 1 triệu người di cư từ Bắc vào Nam
lánh nạn CS, lo cho học sinh - sinh viên có một nền giáo dục học đường
miễn phí (tôi là một trong những người được hưởng ân huệ này). Miền Nam
đặt tên con đường lớn nhất Sài Gòn là Thống Nhất nhưng những người cùng
tuổi với bà ở lại miền Bắc và các thế hệ sau này chắc chắn chưa hề thấy
miền Nam chúng tôi thực hiện kế hoạch nào để “Thống Nhất” quê hương về
tất cả mọi lãnh vực, chính trị, kinh tế, văn hóa, và nhất là về quân sự.
Sau này có những toán biệt kích nhẩy dù ra bắc hay những hải vụ hay phi
vụ là nhằm phục đích “phá hoại” khi miền Bắc đem quân tấn công xâm
chiếm miền Nam.
Chúng
tôi gọi cái tình cảm đó là Quốc hận vì quê hương bị cưỡng chiếm. Quốc
Hận là vì phải bỏ quê hương xứ sở mà đi. Quốc Hận là vì xót xa cho dân
tình trong nước khốn nạn quá, đồng bào mình khốn khổ quá. Quốc Hận là vì
thấy quốc gia điêu linh quá. Quốc Hận là vì bị đồng minh toa rập với
Trung Hoa, Liên Sô lừa cả một dân tộc yêu hòa bình, chống ngoại xâm. Bà
chỉ biết chửi Cộng Sản và cái chế độ đã lừa bà chứ bà không biết đến cái
tình quê hương để có thể đưa đến sự hiểu biết của bà về hai chữ Quốc
Hận.
Chưa hết. Bà còn thắc mắc: “Trích” Tại
sao cùng một thời điểm, người Mỹ tạo ra những điều kiện để tạo ra chính
sách dân chủ của 2 nơi : miền nam Việt Nam và miền Nam Hàn Quốc. Tại
sao Hàn Quốc chiến thắng mà Việt Nam chiến bại ?... Cái đó phải xét lại (Ngưng trích - chữ đậm do người viết).
Bà
đòi chúng tôi phải xét lại. Tại sao phải xét lại? Nhất là lời yêu cầu
này thốt ra từ miệng một người (trước đây – và không còn dám nhận như
thế nữa) trong đám gọi là “Bên Thắng Cuộc” tuy bà DTH đã “phản tỉnh” và
bây giờ - có lẽ vì “đau” quá - nên có thái độ chống Cộng Sản VN có lẽ
còn hơn chúng tôi, những người đã phải bỏ nước ra đi vì không thể chung
sống với CS.
Những
khám phá mới của bà về sự tồi tệ của Cộng sản chúng ta nghe từ miệng bà
thốt ra nghe cũng khoái, nhưng thật sự những chuyện đó quân dân miền
Nam biết lâu rồi, từ năm 1954. Bà nghĩ là bà có công với dân tộc vì cái
"Eureka" muộn màng lột trần mặt nạ của CS của bà nên bà mới hay lên
tiếng nói những câu dậy đời như thế này.
Nhưng
dậy bảo chúng tôi là phải xét lại việc dùng chữ “Quốc Hận” này thì tôi e
là bà DTH với tay quá trán. Nhất là những viện dẫn của bà trong câu nói
trên cho thấy bà, một là thiên lệch (chẳng thương xót gì cái gọi là
VNCH, tuy thầm mơ rằng giá mà mình được di cư vào Nam hồi 54), mà còn
ngây thơ (tôi không muốn dùng chữ dốt) và mù tịt về lịch sử cận đại.
Thứ
nhất là Bắc Hàn chỉ “đe dọa” đòi thống nhất hai niềm Nam-Bắc. Các sự
kiện xẩy giữa hai miền ra được coi là những cuộc “xung đột nhỏ” nhằm mục
đích khiêu khích chứ không phải một cuộc chiến. Rất có thể là Nam Hàn,
cũng như Nam Việt Nam cũng đã có những toán đặc công gửi ra Bắc với
nhiệm vụ phá rối chứ không phải muốn gây chiến tranh để chiếm lại miền
Bắc. Đằng này, không những Bắc Việt để một số quân nằm vùng, du kích ở
lại miền Nam mà còn chính thức tấn công bằng vũ lực với cái chiêu bài
giả tạo “Chống Mỹ, Cứu Nước” nhưng lại “lừa” được cả bà DTH và đám gọi
là trí thức miền Bắc. Chuyện thứ hai là Mỹ không hề “đi đêm” với Tầu,
với Liên Bang Sô Viết để bán đứng Nam Hàn như Nixon, Kissinger và tập
đoàn tài phiệt thiên Do Thái đối xử với miền Nam Việt Nam.
Bà DTH còn nói: (Trích)Tại
sao cùng một cơ hội lịch sử như thế, người Nam Triều Tiên họ đã chớp
lấy cơ hội để biến đất nước của họ thành một xứ sở văn minh phồn thịnh,
còn miền Nam thì không?(Hết Trích)
Xem
đến câu này thì tôi chỉ còn biết cười nhạt và nghĩ rằng ở cái tuổi 68,
chắc trí óc của bà không còn minh mẫn như những lời nói, bài viết của bà
cách đây vài năm. Xin thưa với bà, lý do miền Nam chúng tôi không làm
được như Nam Hàn là vì trong suốt hai mươi năm (54-75) chúng tôi ở miền
Nam phải đối phó với một đồng minh tráo trở, và vì phải chiến đấu trường
kỳ chống ngoại xâm là những người Đảng và Nhà Nước của bà đưa vào miền
Nam. Một chuyện nữa là nếu đọc lại sách sử, bà sẽ thấy là, trước những
năm 80, Đại Hàn thực ra chưa có gì đáng phải cho chúng khâm phục. Chỉ
trong hơn ba thập niên sau này Đại Hàn mới thực sự tiến bộ để trở thành
một “xứ sở văn minh phồn thịnh.”
Và “...
còn miền Nam thì không.
” Thưa bà, “Bên Thắng Cuộc” của bà đã “
giải phóng”
cho miền Nam Việt Nam bốn thập niên, từ ngày 30-4-75. Một phía là “Bên
Bại Trận” có 20 năm để dựng nước trong một hoàn cảnh chiến tranh tàn
khốc; và một phía là “Bên Thắng Cuộc” với 40 năm cầm quyền trong cái gọi
là Thống Nhất. Thử đặt chuyện đó lên bàn cân thì ai thắng ai thua, ai
giỏi hơn ai? C
ách
đây trên 40 năm, miền Nam Việt Nam đã vừa phải chiến đấu chống xâm
lăng, vừa phát triển đất nước, mà vẫn thành công ngang với một Nam Hàn
không chiến tranh!
Có
lẽ bà thù ghét cái chế độ đã lừa bà đến nỗi không thèm đọc báo Tuổi Trẻ
ở trong nước. Nếu bà đọc thì chắc bà không dám mạnh miệng chê miền Nam
chúng tôi vì trên tờ này, gần đây, tác giả Nguyễn Hoa Lư trong bài “Ngậm
ngùi rơi lệ” chỉ đạo rất kỹ cho bà về sự “khác biệt” giữa Nam Hàn và
Việt Nam hiện nay: “Một
quan chức cao cấp của Ban Tuyên giáo T.Ư, ông Vũ Ngọc Hoàng, đã có một
phát biểu gây ấn tượng mạnh: “Cách đây bốn, năm mươi năm, VN và Hàn Quốc
có trình độ phát triển tương đương. Sau mấy mươi năm, tôi rà lại tư
liệu thì thấy Hàn Quốc hiện có khoảng 90.000 người sống tại VN và VN
cũng có 90.000 người sống ở Hàn Quốc. Chỉ khác nhau ở chỗ hầu hết người
Hàn Quốc tại VN làm ông chủ, làm quản lý, còn người VN ở Hàn Quốc thì
chủ yếu làm ôsin. Nghe mà xót lòng”.
Thưa bà DTH, nếu bà “nghe mà xót lòng” thì cái tình cảm dấy lên trong bà gọi là Quốc Hận.
Luân Tế
4.2015
No comments:
Post a Comment