Saturday, April 30, 2016
Video Chiến Tranh Việt Nam
Đại Lộ Thống Nhất VNCH
Phần 1: Điện Biên Phủ: Sự Kế thừa
Phần 2: Cuộc chiến không tuyên bố
Phần 3. Chiến trường Việt Nam: Tìm và Diệt
Phần 4: Thử thách tam giác sắt
Phần 5: Đếm ngược đến Tết
Phần 6: Tổng tấn công Tết Mậu Thân
Phần 7: Cuộc chiến trong khu phi quân sự
Phần 8: Vây hãm ở Khe Sanh
Phần 9: Cuộc chiến trên không
Phần 10: Rolling Thunder
Phần 11: Hoà Bình trong danh dự
Phần12: Sự sụp đỗ của Sài gòn
Friday, April 29, 2016
CHUYẾN XE TANG VỀ QUÊ CHỒNG Giao Chỉ - San Jose
(Lời kể lại của Lệ Hà)
Cố Trung Úy Dù QUÁCH VĂN SỞ
Khóa 24 Trường VBQGVN
San Jose ngày 29 tháng 04 năm 2009.
Em là Trần Thị Lệ Hà, quê Cần Thơ, hiện cư ngụ tại San Jose, xin kể lại cho bác Lộc và các bác niên trưởng trong quân đội câu chuyện năm 1975. Nếu miền Nam và Saigon gọi ngày 30 tháng Tư 75 là ngày tang của đất nước thì ngày tang của Trần Thị Lệ Hà đến sớm hơn một ngày. Đó là ngày 29 tháng 4 năm 1975. Đêm 28 tháng 4 cách đây 34 năm trung úy Quách Văn Sở, võ bị Đà Lạt khóa 24, từ giã vợ con vào trại Hoàng Hoa Thám sinh hoạt với tân binh nhảy dù. Trung úy mũ đỏ Quách Văn Sở rất có tinh thần trách nhiệm, đã có giấy lên đại úy nhưng còn chờ lễ đeo lon. Quá nửa đêm 28 qua sáng 29 thì Việt cộng pháo kích vào Tân Sơn Nhất và trại Hoàng Hoa Thám. Sáng sớm 29 tháng 4 lính dù chạy về báo tin anh Sở, chồng của Lệ Hà đã chết. Cùng một lúc khu trại gia binh nhảy dù phải di tản. Em lúc đó 25 tuổi, con trai đầu lòng được 7 tháng. Chẳng có ai thân thuộc. Mẹ con ôm nhau chạy qua nhà ông cậu bên thành Lê Văn Duyệt. Chồng chết ra sao cũng không biết. Đường xá kẹt hết. Chuyện chiến tranh, trận mạc nhà binh từ khi lấy nhau tất cả đều do anh Sở quyết định. Nay bỗng nhiên trời xập, ôm đứa con dại, em ngồi khóc một mình. Không biết xác chồng nằm ở nơi đâu. Chung quanh Sài Gòn náo loạn, ai mà lưu tâm đến người vợ trẻ mất chồng vào cuối tháng 4. Phải mà anh Sở chết sớm hơn một tháng thì truyền thống lính dù đã đưa xác về tận nhà. Tang lễ uy nghi, có đơn vị trưởng chứng kiến lễ gấp cờ, như em đã thấy tại sân Hoàng Hoa Thám. Nhưng sao anh Sở lại chết vào cuối tháng tư, giờ thứ 25 của cuộc chiến.
Trải qua một đêm dài thảm kịch. Thằng bé Quách Vĩnh Hưng ôm mẹ nằm trên đất lạ. Cả mẹ con đều không thấy tương lai
.
Xác anh, giờ ở phương nào?
Sáng hôm sau, nhờ cậu em họ dẫn đường vào trại Hoàng Hoa Thám để tìm xác anh Quách Văn Sở. Doanh trại đã di tản. Ở một vài nơi quân ta còn kháng cự và quân địch chưa tiến vào. Khu bị pháo kích chỉ còn di tích đổ nát, thương binh tử sĩ nhảy dù chẳng còn thấy nữa. Nghe nói các chiến binh mũ đỏ đã tản thương anh em vào đêm 29 và đưa xác tử sĩ lên nghĩa trang Biên Hòa.
Trên trời máy bay trực thăng ồn ào chở người di tản suốt ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Sáng 1 tháng 5 năm 1975, Saigon đổi chủ, em chẳng hề quan tâm. Nhờ người gởi con một nơi, lấy xe máy lên tìm chồng tại nghĩa trang Biên Hòa. Đây là lần đầu tiên em tìm về nơi chôn cất tử sĩ miền Nam. Khu đơn vị chung sự Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn đầy xác chết và quan tài đủ loại. Có người phe ta còn làm việc nhưng mặc đồ dân sự. Lính cộng sản xuất hiện nhưng xem chừng còn ngại ngùng không kiểm soát. Phe ta mạnh ai nấy tìm xác người thân và than khóc. Tử sĩ miền Nam vẫn còn đầy đủ quân phục, danh tính cấp bậc. Trên quan tài vẫn còn đèn nến và vàng hương. Thân nhân ngồi khóc bên các tử sĩ từ các nơi chở về. Sau cùng em tìm được xác anh Quách Văn Sở, đã được tẩm liệm và cho vào quan tài. Một bác mặc đồ dân sự nói rằng chị yên tâm, tôi sẽ ghi dấu quan tài của ông Trung úy nhảy dù. Tôi cũng là lính Việt Nam Cộng Hòa. Đã hơn 30 năm rồi, em vẫn còn nhớ hình dáng của người lính bên ta lo việc mai táng vào lúc mà toàn quân cùng với quốc gia không còn nữa. Sau khi thấy rõ tên tuổi di tích của anh Sở nằm đó, em trở về Saigon bắt đầu tìm xe thuê chở xác chồng về quê. Năm xưa, vợ chồng từ Hậu Giang lên Sài Gòn, bây giờ anh đã vĩnh viễn nằm xuống, em nhất định phải chở anh về với gia đình, về nơi anh đã ra đời.
Quê em ở Cần Thơ, quê chồng ở Rạch Giá. Giờ này mẹ và các anh em họ hàng bên anh Sở vẫn chưa biết là anh đã hy sinh. Suốt mấy ngày đầu tháng 5, em tìm mọi cách để thuê xe chở quan tài. Trong những ngày giờ đó, chẳng quen biết ai, làm sao mà thuyết phục được chủ xe chở xác sĩ quan dù về tận Rạch Giá. Sau cùng khi tìm được lại phải cùng với chủ xe đi mua xăng. Tiền bạc không đủ, phải trả cả bằng nữ trang và nhẫn cưới đầy kỷ niệm.
Chuyến xe tang về quê chồng
Đưa xe tải về nhà, dọn những gì có thể đem đi được, từ giã cư xá gia binh, chấm dứt đời vợ lính. Mẹ ôm con lên xe trở lại nghĩa trang. Đó là ngày 3 tháng 5 năm 1975. Nghĩa trang đã thay đổi. Tất cả các xác chết đã bị Việt cộng bắt chôn tập thể. Nhưng may thay những quan tài có người nhận từ hôm trước vẫn còn. Vàng hương và tên tuổi cấp bậc thì vứt đống dưới đất. Người lính chung sự Việt Nam Cộng Hòa mặc đồ dân sự vẫn còn đó. Ông nói rằng quan tài này của trung úy dù tôi vẫn ghi dấu là đã có thân nhân đến nhận. Xin thưa với bác là em cũng chẳng biết tên ông lính đó là ai, nhưng ơn nghĩa tử sinh thì em ghi nhớ suốt đời. Nếu không có ông này, chắc xác anh Sở cũng phải nằm chung trong mồ tập thể. Rồi nhờ mỗi người một tay, quan tài anh Quách Văn Sở được khiêng lên xe hàng. Mẹ con ôm nhau ngồi bên xác anh suốt quãng đường dài. Đó là chuyến xe tang về quê chồng tháng 5 năm 1975.
Bác hỏi em quang cảnh bên đường ra sao. Bác ơi, vợ lính 25 tuổi, ôm thằng bé chưa được một tuổi. Lòng dạ nào mà nhìn thấy hai bên đường. Mắt em mở nhưng chỉ thấy toàn kỷ niệm quá khứ. Em là nữ sinh Đoàn Thị Điểm, Cần Thơ.
Anh Sở là sinh viên đại học Cần Thơ. Gặp nhau, hẹn hò, yêu đương. Từ đại học Cần Thơ anh vào võ bị khóa 24 học suốt 4 năm. Em ra trường làm công chức, đổi từ Cần Thơ lên Saigon. Bốn năm Đà Lạt, Sài Gòn tình yêu thơ mộng biết chừng nào. Ra trường anh đi lính nhảy dù đóng tại trại mũ đỏ Hoàng Hoa Thám, em làm công chức tại văn phòng phủ thủ tướng. Đâu có quen biết ông lớn nào đâu. Sở công vụ cho đi đâu thì làm đó. Chiến tranh ở đâu thì không biết nhưng Saigon, Cần Thơ và Rạch Giá là những miền đất đầy hạnh phúc của một gia đình trẻ với đứa con trai.
Từ đầu tháng tư mẹ em ở Cần Thơ rất lo sợ cho con rể, con gái và cháu ngoại. Mẹ anh Sở ở Rạch Giá cũng đang cầu nguyện cho con trai, con dâu và cháu nội.
Chuyến xe đau thương của em ghé Cần Thơ. Mẹ thấy con gái về bèn ôm cháu ngoại hỏi rằng còn thằng Sở đâu. Con gái mẹ kêu khóc mà nói rằng: anh Sở chết rồi. Con đưa xác về đây. Mẹ đi với con qua Rạch Giá. Mẹ già tất tả vừa khóc vừa gói quần áo theo con gái lên xe. Cả xóm tuôn ra nhìn theo, chiếc xe tang về quê chồng lại lên đường. Xe tải chở theo bà xui Cần Thơ đi theo con gái. Nước mắt góa phụ trẻ bây giờ thêm nước mắt mẹ già. Thằng rể quí của bà đi lính nhảy dù mấy năm không chết mà đến ngày cuối cùng lại tử trận.
Người lính mũ đỏ đất Kiên Giang
Năm 1971 có anh sĩ quan nhảy dù xuất thân võ bị làm đám cưới ở bến Ninh Kiều, Cần Thơ, tiệc bên nhà gái xong là rước dâu về Rạch Giá. Đoàn xe hoa cũng đi theo con đường này. Qua đến năm 1975, xe hàng chở quan tài người lính chiến về lại quê xưa, cũng có bà xui đại diện cho nhà gái trong chuyến đi cuối cùng. Xe về đến Rạch Giá, cả nhà họ Quách ra đón mừng, thấy quan tài con trai út bà mẹ té dài ngay trên bậc cửa.
Mẹ của anh lính dù có hai người con trai. Mấy năm trước người anh tên là Quách Hải đã tử trận. Còn cậu út nhất định đi võ bị rồi theo nhảy dù, bà tưởng rằng gởi gấm được ông tướng Dư Quốc Đống vốn là thân quyến thì cũng đỡ nạn binh đao. Ai ngờ anh sỹ quan nhảy dù chết ngay tại trại Hoàng Hoa Thám vào giờ phút sau cùng của cuộc chiến.
Mặc dù lúc đó cộng sản 30 tháng 4 tại Kiên Giang đã làm khó dễ nhưng người góa phụ trẻ hoàn toàn không có kinh nghiệm trong cuộc sống đã một mình đơn độc đem xác chồng về chôn tại quê nhà. Câu chuyện làm xúc động bà con lối xóm nên đám tang rất đông người dự để tiễn đưa người lính dù cuối cùng của đất Kiên Giang trở về quê mẹ.
Nước non ngàn dặm ra đi
Sau đó em trốn tránh quanh quẩn tại Hậu Giang vì muốn giấu lý lịch vợ lính dù, lại làm công chức phủ thủ tướng. Qua năm 1979 trở về Cần Thơ vượt biên với má và thằng con trai. Nhờ anh Sở phù hộ, tàu qua Mã Lai bị kéo ra biển nhưng rồi cố lết qua được Indo. Ở bên Nam Dương một năm thì vào Mỹ, đến ngay San Jose. Mấy năm sau, em gặp ông xã sau này, hai bên lập gia đình và có thêm hai cháu.
Thưa với bác Lộc rõ, em có duyên số với Võ bị và Rạch Giá. Ông xã hiên nay của em cũng là người quê Rạch Giá, cùng vượt biên năm 1979 trong một chuyến khác. Qua đây mới gặp nhau. Ông ấy ngày xưa cũng dạy trường võ bị Đà Lạt. Con cái của gia đình em, nói để các bác mừng cho, tất cả đều thành đạt và hạnh phúc. Các cháu cũng đã lập gia đình và có thêm các cháu nội ngoại.
Ông xã em bây giờ hết sức tế nhị và thông cảm. Chính ông đã làm một bàn thờ tại gia để ghi nhớ hình ảnh của trung úy nhảy dù Quách Văn Sở ba của cháu Quách Vĩnh Hưng. Năm nay cháu 35 tuổi.
Chút di sản muộn màng, gửi tương lai vĩnh cửu
Đã 34 năm qua, em còn lưu giữ hồ sơ của anh Sở. Một tờ khai gia đình của khu gia binh sư đoàn nhảy dù, căn cứ Hoàng Hòa Thám. Có chữ ký của thượng sỹ Trần Văn Linh, trưởng trại gia binh. Kiến thị bởi trung tá Nguyễn Văn Tư chỉ huy trưởng căn cứ và chữ ký của gia trưởng trung úy Quách Văn Sở. Ngoài ra còn giấy chứng nhận bằng nhảy dù, thẻ căn cước dân sự, thẻ căn cước quân nhân, chứng chỉ tại ngũ. Trên các thẻ căn cước, chỗ nào cũng có tên mẹ của anh Sở là Dư Thị Kim Thoa, bà là vai cô của tướng Dư Quốc Đống. Trung úy Sở còn tờ giấy nghỉ phép 5 ngày từ 26 tháng 4 đến 30 tháng 4 năm 1975. Cầm giấy phép, nhưng anh Sở không đi phép. Vì lo tân binh Nhẩy dù mất tinh thần nên tối 28 tháng 4 năm 1975 anh vào trại. Trận pháo kích sau cùng đã làm thay đổi vận mệnh của cả gia đình. Người thanh niên Kiên Giang, trải qua 4 năm sinh viên võ bị Đà Lạt, 5 năm sỹ quan nhẩy dù, từ giã cuộc đời năm 30 tuổi. Anh để lại tấm thẻ bài hai mảnh. Gia đình còn giữ suốt 34 năm qua. Nay đã đến lúc chia tay đôi ngả. Một tấm đi theo quân bạ vào viện bảo tàng. Còn một mảnh xin giữ làm kỷ niệm cho con cháu họ Quách đời sau. Với đầy đủ tên họ, số quân và loại máu.
Tâm nguyện cho tương lai
Thưa bác, kể xong chuyện ma chay cho người chồng chiến binh 34 năm về trước, trao được các di vật cho viện bảo tàng Việt Nam tại San Jose, em rất yên tâm. Xin cảm ơn nhà em ngày nay, nguyên là giáo sư võ bị ngày xưa đã thông cảm, sẽ thông cảm thêm. Con trai của anh Sở nay đã 35 tuổi, sẽ hiểu biết thêm chuyện gia đình và chiến tranh. Những đứa con sau này ra đời tại San Jose bây giờ mới biết ngày xưa mẹ sống trong trại lính Dù có tên là Hoàng Hoa Thám. Anh em Đà Lạt khóa 24 biết thêm về người con gái miền Tây làm dâu võ bị hai lần. Người Rạch Giá cũng biết thêm về cô gái Cần Thơ hai lần lấy chồng xứ Kiên Giang.
Và em tạ ơn trời đất còn có ngày nay. Trước sau em cũng chỉ là người vợ lính đã từng sống trong trại gia binh.
Em cám ơn các bác đã nghe hết câu chuyện 29 tháng 4 của em 34 năm về trước.
Giao Chỉ San Jose
Cố Trung Úy Dù QUÁCH VĂN SỞ
Khóa 24 Trường VBQGVN
San Jose ngày 29 tháng 04 năm 2009.
Em là Trần Thị Lệ Hà, quê Cần Thơ, hiện cư ngụ tại San Jose, xin kể lại cho bác Lộc và các bác niên trưởng trong quân đội câu chuyện năm 1975. Nếu miền Nam và Saigon gọi ngày 30 tháng Tư 75 là ngày tang của đất nước thì ngày tang của Trần Thị Lệ Hà đến sớm hơn một ngày. Đó là ngày 29 tháng 4 năm 1975. Đêm 28 tháng 4 cách đây 34 năm trung úy Quách Văn Sở, võ bị Đà Lạt khóa 24, từ giã vợ con vào trại Hoàng Hoa Thám sinh hoạt với tân binh nhảy dù. Trung úy mũ đỏ Quách Văn Sở rất có tinh thần trách nhiệm, đã có giấy lên đại úy nhưng còn chờ lễ đeo lon. Quá nửa đêm 28 qua sáng 29 thì Việt cộng pháo kích vào Tân Sơn Nhất và trại Hoàng Hoa Thám. Sáng sớm 29 tháng 4 lính dù chạy về báo tin anh Sở, chồng của Lệ Hà đã chết. Cùng một lúc khu trại gia binh nhảy dù phải di tản. Em lúc đó 25 tuổi, con trai đầu lòng được 7 tháng. Chẳng có ai thân thuộc. Mẹ con ôm nhau chạy qua nhà ông cậu bên thành Lê Văn Duyệt. Chồng chết ra sao cũng không biết. Đường xá kẹt hết. Chuyện chiến tranh, trận mạc nhà binh từ khi lấy nhau tất cả đều do anh Sở quyết định. Nay bỗng nhiên trời xập, ôm đứa con dại, em ngồi khóc một mình. Không biết xác chồng nằm ở nơi đâu. Chung quanh Sài Gòn náo loạn, ai mà lưu tâm đến người vợ trẻ mất chồng vào cuối tháng 4. Phải mà anh Sở chết sớm hơn một tháng thì truyền thống lính dù đã đưa xác về tận nhà. Tang lễ uy nghi, có đơn vị trưởng chứng kiến lễ gấp cờ, như em đã thấy tại sân Hoàng Hoa Thám. Nhưng sao anh Sở lại chết vào cuối tháng tư, giờ thứ 25 của cuộc chiến.
Trải qua một đêm dài thảm kịch. Thằng bé Quách Vĩnh Hưng ôm mẹ nằm trên đất lạ. Cả mẹ con đều không thấy tương lai
.
Xác anh, giờ ở phương nào?
Sáng hôm sau, nhờ cậu em họ dẫn đường vào trại Hoàng Hoa Thám để tìm xác anh Quách Văn Sở. Doanh trại đã di tản. Ở một vài nơi quân ta còn kháng cự và quân địch chưa tiến vào. Khu bị pháo kích chỉ còn di tích đổ nát, thương binh tử sĩ nhảy dù chẳng còn thấy nữa. Nghe nói các chiến binh mũ đỏ đã tản thương anh em vào đêm 29 và đưa xác tử sĩ lên nghĩa trang Biên Hòa.
Trên trời máy bay trực thăng ồn ào chở người di tản suốt ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Sáng 1 tháng 5 năm 1975, Saigon đổi chủ, em chẳng hề quan tâm. Nhờ người gởi con một nơi, lấy xe máy lên tìm chồng tại nghĩa trang Biên Hòa. Đây là lần đầu tiên em tìm về nơi chôn cất tử sĩ miền Nam. Khu đơn vị chung sự Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn đầy xác chết và quan tài đủ loại. Có người phe ta còn làm việc nhưng mặc đồ dân sự. Lính cộng sản xuất hiện nhưng xem chừng còn ngại ngùng không kiểm soát. Phe ta mạnh ai nấy tìm xác người thân và than khóc. Tử sĩ miền Nam vẫn còn đầy đủ quân phục, danh tính cấp bậc. Trên quan tài vẫn còn đèn nến và vàng hương. Thân nhân ngồi khóc bên các tử sĩ từ các nơi chở về. Sau cùng em tìm được xác anh Quách Văn Sở, đã được tẩm liệm và cho vào quan tài. Một bác mặc đồ dân sự nói rằng chị yên tâm, tôi sẽ ghi dấu quan tài của ông Trung úy nhảy dù. Tôi cũng là lính Việt Nam Cộng Hòa. Đã hơn 30 năm rồi, em vẫn còn nhớ hình dáng của người lính bên ta lo việc mai táng vào lúc mà toàn quân cùng với quốc gia không còn nữa. Sau khi thấy rõ tên tuổi di tích của anh Sở nằm đó, em trở về Saigon bắt đầu tìm xe thuê chở xác chồng về quê. Năm xưa, vợ chồng từ Hậu Giang lên Sài Gòn, bây giờ anh đã vĩnh viễn nằm xuống, em nhất định phải chở anh về với gia đình, về nơi anh đã ra đời.
Quê em ở Cần Thơ, quê chồng ở Rạch Giá. Giờ này mẹ và các anh em họ hàng bên anh Sở vẫn chưa biết là anh đã hy sinh. Suốt mấy ngày đầu tháng 5, em tìm mọi cách để thuê xe chở quan tài. Trong những ngày giờ đó, chẳng quen biết ai, làm sao mà thuyết phục được chủ xe chở xác sĩ quan dù về tận Rạch Giá. Sau cùng khi tìm được lại phải cùng với chủ xe đi mua xăng. Tiền bạc không đủ, phải trả cả bằng nữ trang và nhẫn cưới đầy kỷ niệm.
Chuyến xe tang về quê chồng
Đưa xe tải về nhà, dọn những gì có thể đem đi được, từ giã cư xá gia binh, chấm dứt đời vợ lính. Mẹ ôm con lên xe trở lại nghĩa trang. Đó là ngày 3 tháng 5 năm 1975. Nghĩa trang đã thay đổi. Tất cả các xác chết đã bị Việt cộng bắt chôn tập thể. Nhưng may thay những quan tài có người nhận từ hôm trước vẫn còn. Vàng hương và tên tuổi cấp bậc thì vứt đống dưới đất. Người lính chung sự Việt Nam Cộng Hòa mặc đồ dân sự vẫn còn đó. Ông nói rằng quan tài này của trung úy dù tôi vẫn ghi dấu là đã có thân nhân đến nhận. Xin thưa với bác là em cũng chẳng biết tên ông lính đó là ai, nhưng ơn nghĩa tử sinh thì em ghi nhớ suốt đời. Nếu không có ông này, chắc xác anh Sở cũng phải nằm chung trong mồ tập thể. Rồi nhờ mỗi người một tay, quan tài anh Quách Văn Sở được khiêng lên xe hàng. Mẹ con ôm nhau ngồi bên xác anh suốt quãng đường dài. Đó là chuyến xe tang về quê chồng tháng 5 năm 1975.
Bác hỏi em quang cảnh bên đường ra sao. Bác ơi, vợ lính 25 tuổi, ôm thằng bé chưa được một tuổi. Lòng dạ nào mà nhìn thấy hai bên đường. Mắt em mở nhưng chỉ thấy toàn kỷ niệm quá khứ. Em là nữ sinh Đoàn Thị Điểm, Cần Thơ.
Anh Sở là sinh viên đại học Cần Thơ. Gặp nhau, hẹn hò, yêu đương. Từ đại học Cần Thơ anh vào võ bị khóa 24 học suốt 4 năm. Em ra trường làm công chức, đổi từ Cần Thơ lên Saigon. Bốn năm Đà Lạt, Sài Gòn tình yêu thơ mộng biết chừng nào. Ra trường anh đi lính nhảy dù đóng tại trại mũ đỏ Hoàng Hoa Thám, em làm công chức tại văn phòng phủ thủ tướng. Đâu có quen biết ông lớn nào đâu. Sở công vụ cho đi đâu thì làm đó. Chiến tranh ở đâu thì không biết nhưng Saigon, Cần Thơ và Rạch Giá là những miền đất đầy hạnh phúc của một gia đình trẻ với đứa con trai.
Từ đầu tháng tư mẹ em ở Cần Thơ rất lo sợ cho con rể, con gái và cháu ngoại. Mẹ anh Sở ở Rạch Giá cũng đang cầu nguyện cho con trai, con dâu và cháu nội.
Chuyến xe đau thương của em ghé Cần Thơ. Mẹ thấy con gái về bèn ôm cháu ngoại hỏi rằng còn thằng Sở đâu. Con gái mẹ kêu khóc mà nói rằng: anh Sở chết rồi. Con đưa xác về đây. Mẹ đi với con qua Rạch Giá. Mẹ già tất tả vừa khóc vừa gói quần áo theo con gái lên xe. Cả xóm tuôn ra nhìn theo, chiếc xe tang về quê chồng lại lên đường. Xe tải chở theo bà xui Cần Thơ đi theo con gái. Nước mắt góa phụ trẻ bây giờ thêm nước mắt mẹ già. Thằng rể quí của bà đi lính nhảy dù mấy năm không chết mà đến ngày cuối cùng lại tử trận.
Người lính mũ đỏ đất Kiên Giang
Năm 1971 có anh sĩ quan nhảy dù xuất thân võ bị làm đám cưới ở bến Ninh Kiều, Cần Thơ, tiệc bên nhà gái xong là rước dâu về Rạch Giá. Đoàn xe hoa cũng đi theo con đường này. Qua đến năm 1975, xe hàng chở quan tài người lính chiến về lại quê xưa, cũng có bà xui đại diện cho nhà gái trong chuyến đi cuối cùng. Xe về đến Rạch Giá, cả nhà họ Quách ra đón mừng, thấy quan tài con trai út bà mẹ té dài ngay trên bậc cửa.
Mẹ của anh lính dù có hai người con trai. Mấy năm trước người anh tên là Quách Hải đã tử trận. Còn cậu út nhất định đi võ bị rồi theo nhảy dù, bà tưởng rằng gởi gấm được ông tướng Dư Quốc Đống vốn là thân quyến thì cũng đỡ nạn binh đao. Ai ngờ anh sỹ quan nhảy dù chết ngay tại trại Hoàng Hoa Thám vào giờ phút sau cùng của cuộc chiến.
Mặc dù lúc đó cộng sản 30 tháng 4 tại Kiên Giang đã làm khó dễ nhưng người góa phụ trẻ hoàn toàn không có kinh nghiệm trong cuộc sống đã một mình đơn độc đem xác chồng về chôn tại quê nhà. Câu chuyện làm xúc động bà con lối xóm nên đám tang rất đông người dự để tiễn đưa người lính dù cuối cùng của đất Kiên Giang trở về quê mẹ.
Nước non ngàn dặm ra đi
Sau đó em trốn tránh quanh quẩn tại Hậu Giang vì muốn giấu lý lịch vợ lính dù, lại làm công chức phủ thủ tướng. Qua năm 1979 trở về Cần Thơ vượt biên với má và thằng con trai. Nhờ anh Sở phù hộ, tàu qua Mã Lai bị kéo ra biển nhưng rồi cố lết qua được Indo. Ở bên Nam Dương một năm thì vào Mỹ, đến ngay San Jose. Mấy năm sau, em gặp ông xã sau này, hai bên lập gia đình và có thêm hai cháu.
Thưa với bác Lộc rõ, em có duyên số với Võ bị và Rạch Giá. Ông xã hiên nay của em cũng là người quê Rạch Giá, cùng vượt biên năm 1979 trong một chuyến khác. Qua đây mới gặp nhau. Ông ấy ngày xưa cũng dạy trường võ bị Đà Lạt. Con cái của gia đình em, nói để các bác mừng cho, tất cả đều thành đạt và hạnh phúc. Các cháu cũng đã lập gia đình và có thêm các cháu nội ngoại.
Ông xã em bây giờ hết sức tế nhị và thông cảm. Chính ông đã làm một bàn thờ tại gia để ghi nhớ hình ảnh của trung úy nhảy dù Quách Văn Sở ba của cháu Quách Vĩnh Hưng. Năm nay cháu 35 tuổi.
Chút di sản muộn màng, gửi tương lai vĩnh cửu
Đã 34 năm qua, em còn lưu giữ hồ sơ của anh Sở. Một tờ khai gia đình của khu gia binh sư đoàn nhảy dù, căn cứ Hoàng Hòa Thám. Có chữ ký của thượng sỹ Trần Văn Linh, trưởng trại gia binh. Kiến thị bởi trung tá Nguyễn Văn Tư chỉ huy trưởng căn cứ và chữ ký của gia trưởng trung úy Quách Văn Sở. Ngoài ra còn giấy chứng nhận bằng nhảy dù, thẻ căn cước dân sự, thẻ căn cước quân nhân, chứng chỉ tại ngũ. Trên các thẻ căn cước, chỗ nào cũng có tên mẹ của anh Sở là Dư Thị Kim Thoa, bà là vai cô của tướng Dư Quốc Đống. Trung úy Sở còn tờ giấy nghỉ phép 5 ngày từ 26 tháng 4 đến 30 tháng 4 năm 1975. Cầm giấy phép, nhưng anh Sở không đi phép. Vì lo tân binh Nhẩy dù mất tinh thần nên tối 28 tháng 4 năm 1975 anh vào trại. Trận pháo kích sau cùng đã làm thay đổi vận mệnh của cả gia đình. Người thanh niên Kiên Giang, trải qua 4 năm sinh viên võ bị Đà Lạt, 5 năm sỹ quan nhẩy dù, từ giã cuộc đời năm 30 tuổi. Anh để lại tấm thẻ bài hai mảnh. Gia đình còn giữ suốt 34 năm qua. Nay đã đến lúc chia tay đôi ngả. Một tấm đi theo quân bạ vào viện bảo tàng. Còn một mảnh xin giữ làm kỷ niệm cho con cháu họ Quách đời sau. Với đầy đủ tên họ, số quân và loại máu.
Tâm nguyện cho tương lai
Thưa bác, kể xong chuyện ma chay cho người chồng chiến binh 34 năm về trước, trao được các di vật cho viện bảo tàng Việt Nam tại San Jose, em rất yên tâm. Xin cảm ơn nhà em ngày nay, nguyên là giáo sư võ bị ngày xưa đã thông cảm, sẽ thông cảm thêm. Con trai của anh Sở nay đã 35 tuổi, sẽ hiểu biết thêm chuyện gia đình và chiến tranh. Những đứa con sau này ra đời tại San Jose bây giờ mới biết ngày xưa mẹ sống trong trại lính Dù có tên là Hoàng Hoa Thám. Anh em Đà Lạt khóa 24 biết thêm về người con gái miền Tây làm dâu võ bị hai lần. Người Rạch Giá cũng biết thêm về cô gái Cần Thơ hai lần lấy chồng xứ Kiên Giang.
Và em tạ ơn trời đất còn có ngày nay. Trước sau em cũng chỉ là người vợ lính đã từng sống trong trại gia binh.
Em cám ơn các bác đã nghe hết câu chuyện 29 tháng 4 của em 34 năm về trước.
Giao Chỉ San Jose
Thursday, April 28, 2016
Người Đàn Bà Trong Đêm 29 tháng 4 năm 1975
29 tháng Tư năm 1975
Tôi, ngày xưa vẫn không bao giờ tin vào tôn giáo, Phật hay Chúa. Nhưng rồi có một chuyện xảy ra trong đời làm thay đổi cả ý đó. Chuyện xảy ra vào đêm 29 tháng Tư năm 1975 và sau đó năm nào đến những ngày tháng Tư, tôi và Minh Hà vẫn nhắc lại cho nhạu.
Năm 1974, ra trường Y Khoa và khóa 21 Quân Y Hiện Dịch, sau khi học khóa huấn luyện sau cùng ở Tổng Y Viện Cộng Hòa, đến lúc chọn đơn vị. Tháng Ba năm 1975, tôi ra miền Trung làm y sĩ cho Sư Đoàn 3 Bộ Binh, đơn vị đầu tiên và cũng là cuối cùng trong đời quân đội. Chỉ khoảng hai tuần sau, ngày 29 tháng 3, 1975 Đà Nẵng mất và may mắn tôi thoát được bằng đường biển.
Về đến Sài Gòn, tình hình căng thẳng, thành phố rôi loạn, dân chúng tìm đường đi. Tôi bàn với Minh Hà và xin phép bố mẹ hai bên làm một đám cưới, để khi cần, có thể cùng chạy với nhau.
Sau đám cưới, thật nhỏ và thật đơn giản, tôi trở ra Bà Rịa để theo lệnh "tái phối trí" Sư Đoàn 3 Bộ Binh, nhưng không gặp một quân y dược hay nha sĩ nào trong Tiểu Đoàn Quân Y. Đành quay về lại Sài Gòn và trên đường về, tôi gặp một số quân lính của Sư Đoàn 18, từ Xuân Lộc cũng đang thoái lưu về hướng Sài Gòn. Niềm hy vọng cuối cùng coi như sắp chấm dứt.
Chiều ngày 29 tháng Tư năm 1975, không có phương tiện và cũng chẳng có quen ai, tôi dẫn Minh Hà ra bến Bạch Đằng ở Sài Gòn. Không ai trong gia đình hai bên có can đảm đi thẹo. Căn cứ Hải Quân đóng kín bằng hàng rào kẽm gai. Chẳng mấy chốc đêm tối đổ xuống, vài tiếng súng nổ đâu đó và dân chúng hỗn loạn, không có đường thoát.
Trong đêm lúc tôi và Minh Hà vẫn đi loay hoay quanh bến tàu, có một người đàn bà không hiểu ở đâu ra, gọi với tôi cho biết cổng vào của Hải Quân đã mở. Cả ba chúng tôi cố đi thật nhanh như chạy và len thoát qua được cổng, vào trong căn cứ Hải Quân.
Tàu đầu tiên gặp là HQ-1 nhưng hàng ngàn người đã đứng xếp hàng đợi lên tàu ở chỗ thang lên tàu và chúng tôi những người ở hàng cuối cùng, đứng đợi không có hy vọng đến lượt. Tự nhiên người đàn bà đã dẫn dắt chúng tôi nói với Minh Hà, cho biết đằng sau tàu có người đang leo dây lên tàu.
Thế là cả ba người đi ra phía sau của tàu. Nhưng khi đến chỗ có người leo dây lên tàu thì tôi và Minh Hà không còn thấy người đàn bà đó nữa.
Tôi nắm dây, từ dưới đẩy Minh Hà, nhờ người ở trên kéo lên trước và chính mình leo dây theo sau. Lên được tàu thì chỉ độ hai phút đồng hồ sau lính Hải Quân chặt dây ở thang lên tàu để tàu ra khơi.
Ngày 30 tháng Tư năm 1975, lênh đênh trên biển chúng tôi được tin Sài Gòn đã mất.
Đến bây giờ tôi vẫn không biết người đàn bà dẫn dắt chúng tôi là ai. Minh Hà tin và tôi đồng ý, chắc chắn là Phật Bà Quan Âm hay Đức Mẹ, đã đến với chúng tôi trong lúc tuyệt vong
Phạm Anh Dũng
Tháng tu-2016, đọc lại 2 chuyện nhẩy dù
Chuyện số 1
30 Tháng 4 của Tiểu đoàn 9 Dù
(Giao Chỉ - viết cho mùa kỷ niệm tháng Tư Đen 1982) .Ghi chú: Hỏi thăm ai biết
thiếu tá nhẩy dù Lê Mạnh Đường hiện ở đâu?
.
Ngày 26 tháng 5-1975 tại văn phòng thủ tục của Tent City (thành
phố lều) đảo Guam, một ngườI đàn ông ngoài 40 tuổI, dáng dấp khỏe mạnh,
bước đi chắc chắn, bước vào khai giấy tờ để đưa gia đình ông ta vào tỵ
nạn tạI Hoa Kỳ. Nhân viên văn phòng cơ quan thiện nguyện hỏI gia đình
ông có bao nhiêu ngườI ?(Giao Chỉ - viết cho mùa kỷ niệm tháng Tư Đen 1982) .Ghi chú: Hỏi thăm ai biết
thiếu tá nhẩy dù Lê Mạnh Đường hiện ở đâu?
.
- Gia đình tôi có bốn trăm lẻ tám người. Ông đáp bằng giọng nghiêm trang không hề mỉa mai, không hề diễu cợt. Và ngườI đàn ông độc thân đó nói thêm : “ Tất cả đều là con cái của tôi.”.
Thực vậy , đó là những đứa con còn lại Tiểu đoàn 9, Lữ đoàn 1 của Sư đoàn Dù Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa !
Trên trận tuyến Long khánh, Xuân Lộc, Tiểu đoàn 9 Nhảy Dù cùng với Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 8 thuộc Lữ đoàn 1 của Trung tá Nguyễn Văn Định đã đóng vai cản đường 4 Sư đoàn Việt Cộng tiến về Sài Gòn suốt tháng 4 năm 1975. Trong những ngày cuối, Thiếu tá Nhỏ ,Tiểu đoàn trưởng, bị thương và Thiếu tá Lê Mạnh Đường ngườI Đại độI trưởng can trường của ĐạI đội 92, sĩ quan Thủ Đức 13 năm lính đã được đôn lên nắm Tiểu đoàn .
Trong số 12 Tiểu đoàn tác chiến của Sư đoàn Dù, Chín Dù không phải là đàn anh, nhưng cũng không phải là em út. Chín Dù ra đời sau trận Đồng Xoài của những năm 66. Tiểu đoàn chín nút của binh chủng Dù luôn luôn cố gắng và đạt trên mức trung bình.
Cho đến khi vào Hạ Lào thì Chín Dù mới có dịp thi thố tột cùng khả năng của nó. Nếu không phải là Chín Dù thì thằng nào đã gỡ chốt Suối Máu ở nước Lào, nơi đã làm tan tác cả Tiểu đoàn 1. Chính xứ Lào nắng đỏ mà Đại đội 92 của Chín Dù đã đánh một trận để đời cuốI cùng.
Bây giờ là đến lần Lê Mạnh Đường của 92 lên nắm Chín Dù ở vườn cam tướng Tỵ bên tuyến đầu Long Khánh .
Tháng 4 của năm 1975, cũng vào khoảng giờ này đây, tướng Lê Minh Đảo Tư Lệnh Sư đoàn 18 lên máy ra lệnh tử thủ. Sư đoàn 18 lính cậu mà đột nhiên chiến đấu sinh tử như vậy kể ra khá ngon lành. Nhưng mãnh hổ nan địch quần hồ. Nghe ra có vẻ cảI lương nhưng đó là sự thật. Cả tuyến đầu Long Khánh vỡ. Chín Dù được lệnh cuốn chiếu. Từ Long Khánh giạt về Bà Rịa thì Phước Tuy đã lọt vào tay địch .
Sau mấy tháng quần thảo vớI kẻ thù, Chín Dù đã mệt nhoài, gặp lại tướng Hinh của Sư đoàn 3 đang tái tổ chức đơn vị . Xếp Hinh giao cho 20 chiến xa để Chín Dù lấy lại Phước Tuy. Với những đứa con lưng còng vì súng đạn Chín Dù lại một lần nữa đứng lên dựa vào tường để đánh qua núi Đất . Đánh để lấy đường về Vũng Tàu. Và từ Vũng Tàu sẽ theo cận duyên về Gò Công. Và từ Gò Công sẽ có Quân Khu 4. Có đất có dân, Chín Dù sẽ cố gắng mà tồn tại . . . với Việt Nam Cộng Hòa. Ấy là cứ mong như vậy.
Nhưng không phải xong trận Núi Đất mà xong việc. Trong sự hỗn loạn tột cùng của cả nước, con đường duy nhất dẫn ra biển Vũng Tàu đã trở thành quốc lộ kinh hoàng. Trong cơn mê sảng của sự sụp đổ toàn diện. Chín Dù vượt cầu Cỏ May và trấn thủ tại Cỏ May hai đêm trong một tinh thần trật tự và kỷ luật phi thường.
Chắc chắn giờ này hơn 400 lính Dù của Tiểu đoàn 9 ở khắp nơi trên nước Mỹ vẫn còn nhớ những giờ phút cuối. Sau khi Chín Dù đánh sập cầu Cỏ May, địch vẫn còn bám theo từng bước..
Chỉ còn nhờ những chiến xa còn lại của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Chính những đám lính mũ đen của binh chủng Thiết Giáp đã giàn hàng tiến về phía địch làm rào cản để Chín Dù có thể xuống thuyền. Kể từ năm 66 của trận Đồng Xoài, khi mà nhảy dù mũ đỏ tùng thiết, mũ đen thiết giáp yên dạ. Nhảy Dù chưa có bao giờ bỏ Thiết Giáp bơ vơ. Vào tháng 4 năm 75, lần đầu tiên và là lần cuốI cùng, nhảy dù đã phảI bỏ thiết giáp. Những con “cua” anh hùng đã phơi mình chết trên cồn cát trắng ở Vũng Tàu để cho bạn hữu của nó mở đường máu về Gò Công. Nhưng rồi Gò Công cũng không phải là vùng đất hứa. Trong phiên họp lịch sử, Lữ đoàn 1 Dù đã chia sẻ đau thương với cả nước. Những quyết định khó khăn nhất đã phải thực hiện. Lữ Đoàn Trưởng Nguyễn Văn Đĩnh ở lại. Lữ đoàn phó Lê Hồng ra đi. Riêng Chín Dù của Lê Mạnh Đường ra đi gần trọn gói . Đúng như vậy. Trung tá Lê Hồng là người sau này theo ông Minh về chết trên đường phục quốc...
Khi đến Tent City ở Guam, người Tiểu đoàn trưởng cuối cùng của Tiểu đoàn 9 Nhảy Dù đã đứng đó mà khai rằng gia đình ông ta có 402 đứa con !
Bây giờ thì chắc các anh đã hiểu là tại sao HộI Ái Hữu của Nhảy Dù Việt Nam lại được gọi là Gia Đình Mũ Đỏ. Họ đã sống với nhau như trong một gia đình và họ còn đang cố đùm bọc nhau theo cái cung cách đó. Tướng Lê Quang Lưỡng, vị Tư Lệnh cuối cùng của Sư đoàn Dù QLVNCH cũng còn đang khắc khoải. Năm trước ông đã về Thái Lan rồi lại trở lạI Mỹ. Hoàn cảnh úp xuống đầu như cái cũi nhốt những con cọp trong sở thú. Ở cái đất Mỹ mênh mông này coi vậy mà tù túng chật hẹp lắm. Lữ đoàn phó Lê Hồng đã về rồi, như Hổ đã về rừng. Lê Mạnh Đường tạm cư ở Cali. Tuy xác phàm nhưng vẫn mang hồn lính “Người ta có thể đưa tôi ra khỏi quân đội, nhưng không ai có thể đưa quân đội ra khỏi tôi .”.
Thực vậy những người lính còn lại cuối cùng của Tiểu đoàn 9 Nhảy Dù, không ai có thể đưa quân đội ra khỏi anh.
.(Viết cho Nguyễn Thế Nhã anh hùng, ngườI bạn cùng khóa đầu đời quân ngũ của tôi, cựu Tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 9 Dù, đã hy sinh tạI Thừa Thiên )
Mùa kỷ niệm 7 năm tháng Tư Đen
San Jose 1982
Giao Chỉ
Ghi chú sau cùng.
Các anh đừng hỏi tôi Lê mạnh Đường hiện ở đâu.
Người tiểu đoàn trưởng cuối cùng của tiểu đoàn 9 nhẩy dù mới qua đời tại Sacramento.
.
.
Chuyện số 2.
CHUYẾN XE TANG VỀ QUÊ CHỒNG
Giao Chỉ - San Jose
(Lời kể lại của Lệ Hà)
Cố Trung Úy Dù QUÁCH VĂN SỞ
Khóa 24 Trường VBQGVN
San Jose ngày 29 tháng 04 năm 2009.
Em là Trần Thị Lệ Hà, quê Cần Thơ, hiện cư ngụ tại San Jose, xin kể lại cho bác Lộc và các bác niên trưởng trong quân đội câu chuyện năm 1975. Nếu miền Nam và Saigon gọi ngày 30 tháng Tư 75 là ngày tang của đất nước thì ngày tang của Trần Thị Lệ Hà đến sớm hơn một ngày. Đó là ngày 29 tháng 4 năm 1975. Đêm 28 tháng 4 cách đây 34 năm trung úy Quách Văn Sở, võ bị Đà Lạt khóa 24, từ giã vợ con vào trại Hoàng Hoa Thám sinh hoạt với tân binh nhảy dù. Trung úy mũ đỏ Quách Văn Sở rất có tinh thần trách nhiệm, đã có giấy lên đại úy nhưng còn chờ lễ đeo lon. Quá nửa đêm 28 qua sáng 29 thì Việt cộng pháo kích vào Tân Sơn Nhất và trại Hoàng Hoa Thám. Sáng sớm 29 tháng 4 lính dù chạy về báo tin anh Sở, chồng của Lệ Hà đã chết. Cùng một lúc khu trại gia binh nhảy dù phải di tản. Em lúc đó 25 tuổi, con trai đầu lòng được 7 tháng. Chẳng có ai thân thuộc. Mẹ con ôm nhau chạy qua nhà ông cậu bên thành Lê Văn Duyệt. Chồng chết ra sao cũng không biết. Đường xá kẹt hết. Chuyện chiến tranh, trận mạc nhà binh từ khi lấy nhau tất cả đều do anh Sở quyết định. Nay bỗng nhiên trời xập, ôm đứa con dại, em ngồi khóc một mình. Không biết xác chồng nằm ở nơi đâu. Chung quanh Sài Gòn náo loạn, ai mà lưu tâm đến người vợ trẻ mất chồng vào cuối tháng 4. Phải mà anh Sở chết sớm hơn một tháng thì truyền thống lính dù đã đưa xác về tận nhà. Tang lễ uy nghi, có đơn vị trưởng chứng kiến lễ gấp cờ, như em đã thấy tại sân Hoàng Hoa Thám. Nhưng sao anh Sở lại chết vào cuối tháng tư, giờ thứ 25 của cuộc chiến.
Trải qua một đêm dài thảm kịch. Thằng bé Quách Vĩnh Hưng ôm mẹ nằm trên đất lạ. Cả mẹ con đều không thấy tương lai
.
Xác anh, giờ ở phương nào?
Sáng hôm sau, nhờ cậu em họ dẫn đường vào trại Hoàng Hoa Thám để tìm xác anh Quách Văn Sở. Doanh trại đã di tản. Ở một vài nơi quân ta còn kháng cự và quân địch chưa tiến vào. Khu bị pháo kích chỉ còn di tích đổ nát, thương binh tử sĩ nhảy dù chẳng còn thấy nữa. Nghe nói các chiến binh mũ đỏ đã tản thương anh em vào đêm 29 và đưa xác tử sĩ lên nghĩa trang Biên Hòa.
Trên trời máy bay trực thăng ồn ào chở người di tản suốt ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Sáng 1 tháng 5 năm 1975, Saigon đổi chủ, em chẳng hề quan tâm. Nhờ người gởi con một nơi, lấy xe máy lên tìm chồng tại nghĩa trang Biên Hòa. Đây là lần đầu tiên em tìm về nơi chôn cất tử sĩ miền Nam. Khu đơn vị chung sự Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn đầy xác chết và quan tài đủ loại. Có người phe ta còn làm việc nhưng mặc đồ dân sự. Lính cộng sản xuất hiện nhưng xem chừng còn ngại ngùng không kiểm soát. Phe ta mạnh ai nấy tìm xác người thân và than khóc. Tử sĩ miền Nam vẫn còn đầy đủ quân phục, danh tính cấp bậc. Trên quan tài vẫn còn đèn nến và vàng hương. Thân nhân ngồi khóc bên các tử sĩ từ các nơi chở về. Sau cùng em tìm được xác anh Quách Văn Sở, đã được tẩm liệm và cho vào quan tài. Một bác mặc đồ dân sự nói rằng chị yên tâm, tôi sẽ ghi dấu quan tài của ông Trung úy nhảy dù. Tôi cũng là lính Việt Nam Cộng Hòa. Đã hơn 30 năm rồi, em vẫn còn nhớ hình dáng của người lính bên ta lo việc mai táng vào lúc mà toàn quân cùng với quốc gia không còn nữa. Sau khi thấy rõ tên tuổi di tích của anh Sở nằm đó, em trở về Saigon bắt đầu tìm xe thuê chở xác chồng về quê. Năm xưa, vợ chồng từ Hậu Giang lên Sài Gòn, bây giờ anh đã vĩnh viễn nằm xuống, em nhất định phải chở anh về với gia đình, về nơi anh đã ra đời.
Quê em ở Cần Thơ, quê chồng ở Rạch Giá. Giờ này mẹ và các anh em họ hàng bên anh Sở vẫn chưa biết là anh đã hy sinh. Suốt mấy ngày đầu tháng 5, em tìm mọi cách để thuê xe chở quan tài. Trong những ngày giờ đó, chẳng quen biết ai, làm sao mà thuyết phục được chủ xe chở xác sĩ quan dù về tận Rạch Giá. Sau cùng khi tìm được lại phải cùng với chủ xe đi mua xăng. Tiền bạc không đủ, phải trả cả bằng nữ trang và nhẫn cưới đầy kỷ niệm.
Chuyến xe tang về quê chồng
Đưa xe tải về nhà, dọn những gì có thể đem đi được, từ giã cư xá gia binh, chấm dứt đời vợ lính. Mẹ ôm con lên xe trở lại nghĩa trang. Đó là ngày 3 tháng 5 năm 1975. Nghĩa trang đã thay đổi. Tất cả các xác chết đã bị Việt cộng bắt chôn tập thể. Nhưng may thay những quan tài có người nhận từ hôm trước vẫn còn. Vàng hương và tên tuổi cấp bậc thì vứt đống dưới đất. Người lính chung sự Việt Nam Cộng Hòa mặc đồ dân sự vẫn còn đó. Ông nói rằng quan tài này của trung úy dù tôi vẫn ghi dấu là đã có thân nhân đến nhận. Xin thưa với bác là em cũng chẳng biết tên ông lính đó là ai, nhưng ơn nghĩa tử sinh thì em ghi nhớ suốt đời. Nếu không có ông này, chắc xác anh Sở cũng phải nằm chung trong mồ tập thể. Rồi nhờ mỗi người một tay, quan tài anh Quách Văn Sở được khiêng lên xe hàng. Mẹ con ôm nhau ngồi bên xác anh suốt quãng đường dài. Đó là chuyến xe tang về quê chồng tháng 5 năm 1975.
Bác hỏi em quang cảnh bên đường ra sao. Bác ơi, vợ lính 25 tuổi, ôm thằng bé chưa được một tuổi. Lòng dạ nào mà nhìn thấy hai bên đường. Mắt em mở nhưng chỉ thấy toàn kỷ niệm quá khứ. Em là nữ sinh Đoàn Thị Điểm, Cần Thơ.
Anh Sở là sinh viên đại học Cần Thơ. Gặp nhau, hẹn hò, yêu đương. Từ đại học Cần Thơ anh vào võ bị khóa 24 học suốt 4 năm. Em ra trường làm công chức, đổi từ Cần Thơ lên Saigon. Bốn năm Đà Lạt, Sài Gòn tình yêu thơ mộng biết chừng nào. Ra trường anh đi lính nhảy dù đóng tại trại mũ đỏ Hoàng Hoa Thám, em làm công chức tại văn phòng phủ thủ tướng. Đâu có quen biết ông lớn nào đâu. Sở công vụ cho đi đâu thì làm đó. Chiến tranh ở đâu thì không biết nhưng Saigon, Cần Thơ và Rạch Giá là những miền đất đầy hạnh phúc của một gia đình trẻ với đứa con trai.
Từ đầu tháng tư mẹ em ở Cần Thơ rất lo sợ cho con rể, con gái và cháu ngoại. Mẹ anh Sở ở Rạch Giá cũng đang cầu nguyện cho con trai, con dâu và cháu nội.
Chuyến xe đau thương của em ghé Cần Thơ. Mẹ thấy con gái về bèn ôm cháu ngoại hỏi rằng còn thằng Sở đâu. Con gái mẹ kêu khóc mà nói rằng: anh Sở chết rồi. Con đưa xác về đây. Mẹ đi với con qua Rạch Giá. Mẹ già tất tả vừa khóc vừa gói quần áo theo con gái lên xe. Cả xóm tuôn ra nhìn theo, chiếc xe tang về quê chồng lại lên đường. Xe tải chở theo bà xui Cần Thơ đi theo con gái. Nước mắt góa phụ trẻ bây giờ thêm nước mắt mẹ già. Thằng rể quí của bà đi lính nhảy dù mấy năm không chết mà đến ngày cuối cùng lại tử trận.
Người lính mũ đỏ đất Kiên Giang
Năm 1971 có anh sĩ quan nhảy dù xuất thân võ bị làm đám cưới ở bến Ninh Kiều, Cần Thơ, tiệc bên nhà gái xong là rước dâu về Rạch Giá. Đoàn xe hoa cũng đi theo con đường này. Qua đến năm 1975, xe hàng chở quan tài người lính chiến về lại quê xưa, cũng có bà xui đại diện cho nhà gái trong chuyến đi cuối cùng. Xe về đến Rạch Giá, cả nhà họ Quách ra đón mừng, thấy quan tài con trai út bà mẹ té dài ngay trên bậc cửa.
Mẹ của anh lính dù có hai người con trai. Mấy năm trước người anh tên là Quách Hải đã tử trận. Còn cậu út nhất định đi võ bị rồi theo nhảy dù, bà tưởng rằng gởi gấm được ông tướng Dư Quốc Đống vốn là thân quyến thì cũng đỡ nạn binh đao. Ai ngờ anh sỹ quan nhảy dù chết ngay tại trại Hoàng Hoa Thám vào giờ phút sau cùng của cuộc chiến.
Mặc dù lúc đó cộng sản 30 tháng 4 tại Kiên Giang đã làm khó dễ nhưng người góa phụ trẻ hoàn toàn không có kinh nghiệm trong cuộc sống đã một mình đơn độc đem xác chồng về chôn tại quê nhà. Câu chuyện làm xúc động bà con lối xóm nên đám tang rất đông người dự để tiễn đưa người lính dù cuối cùng của đất Kiên Giang trở về quê mẹ.
Nước non ngàn dặm ra đi
Sau đó em trốn tránh quanh quẩn tại Hậu Giang vì muốn giấu lý lịch vợ lính dù, lại làm công chức phủ thủ tướng. Qua năm 1979 trở về Cần Thơ vượt biên với má và thằng con trai. Nhờ anh Sở phù hộ, tàu qua Mã Lai bị kéo ra biển nhưng rồi cố lết qua được Indo. Ở bên Nam Dương một năm thì vào Mỹ, đến ngay San Jose. Mấy năm sau, em gặp ông xã sau này, hai bên lập gia đình và có thêm hai cháu.
Thưa với bác Lộc rõ, em có duyên số với Võ bị và Rạch Giá. Ông xã hiên nay của em cũng là người quê Rạch Giá, cùng vượt biên năm 1979 trong một chuyến khác. Qua đây mới gặp nhau. Ông ấy ngày xưa cũng dạy trường võ bị Đà Lạt. Con cái của gia đình em, nói để các bác mừng cho, tất cả đều thành đạt và hạnh phúc. Các cháu cũng đã lập gia đình và có thêm các cháu nội ngoại.
Ông xã em bây giờ hết sức tế nhị và thông cảm. Chính ông đã làm một bàn thờ tại gia để ghi nhớ hình ảnh của trung úy nhảy dù Quách Văn Sở ba của cháu Quách Vĩnh Hưng. Năm nay cháu 35 tuổi.
Chút di sản muộn màng, gửi tương lai vĩnh cửu
Đã 34 năm qua, em còn lưu giữ hồ sơ của anh Sở. Một tờ khai gia đình của khu gia binh sư đoàn nhảy dù, căn cứ Hoàng Hòa Thám. Có chữ ký của thượng sỹ Trần Văn Linh, trưởng trại gia binh. Kiến thị bởi trung tá Nguyễn Văn Tư chỉ huy trưởng căn cứ và chữ ký của gia trưởng trung úy Quách Văn Sở. Ngoài ra còn giấy chứng nhận bằng nhảy dù, thẻ căn cước dân sự, thẻ căn cước quân nhân, chứng chỉ tại ngũ. Trên các thẻ căn cước, chỗ nào cũng có tên mẹ của anh Sở là Dư Thị Kim Thoa, bà là vai cô của tướng Dư Quốc Đống. Trung úy Sở còn tờ giấy nghỉ phép 5 ngày từ 26 tháng 4 đến 30 tháng 4 năm 1975. Cầm giấy phép, nhưng anh Sở không đi phép. Vì lo tân binh Nhẩy dù mất tinh thần nên tối 28 tháng 4 năm 1975 anh vào trại. Trận pháo kích sau cùng đã làm thay đổi vận mệnh của cả gia đình. Người thanh niên Kiên Giang, trải qua 4 năm sinh viên võ bị Đà Lạt, 5 năm sỹ quan nhẩy dù, từ giã cuộc đời năm 30 tuổi. Anh để lại tấm thẻ bài hai mảnh. Gia đình còn giữ suốt 34 năm qua. Nay đã đến lúc chia tay đôi ngả. Một tấm đi theo quân bạ vào viện bảo tàng. Còn một mảnh xin giữ làm kỷ niệm cho con cháu họ Quách đời sau. Với đầy đủ tên họ, số quân và loại máu.
Tâm nguyện cho tương lai
Thưa bác, kể xong chuyện ma chay cho người chồng chiến binh 34 năm về trước, trao được các di vật cho viện bảo tàng Việt Nam tại San Jose, em rất yên tâm. Xin cảm ơn nhà em ngày nay, nguyên là giáo sư võ bị ngày xưa đã thông cảm, sẽ thông cảm thêm. Con trai của anh Sở nay đã 35 tuổi, sẽ hiểu biết thêm chuyện gia đình và chiến tranh. Những đứa con sau này ra đời tại San Jose bây giờ mới biết ngày xưa mẹ sống trong trại lính Dù có tên là Hoàng Hoa Thám. Anh em Đà Lạt khóa 24 biết thêm về người con gái miền Tây làm dâu võ bị hai lần. Người Rạch Giá cũng biết thêm về cô gái Cần Thơ hai lần lấy chồng xứ Kiên Giang.
Và em tạ ơn trời đất còn có ngày nay. Trước sau em cũng chỉ là người vợ lính đã từng sống trong trại gia binh.
Em cám ơn các bác đã nghe hết câu chuyện 29 tháng 4 của em 34 năm về trước.
Giao Chi - San Jose
41 năm sau ngày Sài Gòn sụp đổ: Một thế giới đã mất hết thơ ngây
Những chiến sĩ Nhảy Dù vào giờ thứ 25 trên đường phố Sài gòn
Nhưng cuộc chiến tranh đó chẳng bao giờ được coi là đã kết thúc, cho dù đối với dân tộc Việt Nam bên này hay bên kia bờ sông Bến Hải cũng như đối với toàn thể nhân loại, bởi vì những hệ lụy của cuộc chiến tranh đó vẫn còn tiếp tục ám ảnh thế giới hơn bốn thập niên sau ngày khói lửa chính thức chấm dứt trên các chiến trường Ðông Nam Á, hay ít ra là cũng cho tới khi nào mà chủ nghĩa cộng sản thôi ngự trị tại Việt Nam và Trung Quốc.
Mỗi khi phải tìm về quá khứ tức là con người, không nhiều thì ít, đã mất hết hy vọng và tin tưởng vào tương lai. Thật vậy, mặc dù Miền Nam Tự Do không phải là “cái rốn của vũ trụ,” nhưng, lạ lùng thay, chính những đổi thay về hướng đen tối tại Miền Nam Việt Nam hồi Tháng Tư năm 1975 - mà một số người đã không hề quá cường điệu khi gọi đó là “Tháng Tư Ðen” - đã làm cho không những dân tộc Việt Nam mà cả cộng đồng thế giới cùng mất hết cái thơ ngây từ dạo đó.
Việt Nam: Niềm ray rứt khôn nguôi của lương tâm nhân loại
Bốn mươi mốt năm sau khi Sài Gòn sụp đổ và Miền Nam Tự Do rơi vào tay Cộng Sản Bắc Việt (1975-2016), cả người Việt quốc nội lẫn người Việt hải ngoại dường như đang cùng mang một tâm trạng chung là chán ngán và lo sợ trước viễn ảnh đất nước Việt Nam ngày càng tiến dần tới chỗ bị Trung Cộng nuốt chửng qua tiến trình đồng hóa kiểu mới, nham hiểm hơn và tàn độc hơn cả trăm, nghìn lần chính sách đồng hóa cổ thời do các thái thú Trung Hoa thực hiện trong những lần Bắc thuộc xảy ra trước và sau khi Vua Ngô Quyền khai sáng kỷ nguyên độc lập cho đất nước vào năm 939.
Truyền thông báo chí Việt Nam, dù là lề phải hay lề trái, từ mấy năm qua, đã không ngớt báo động rằng, kể từ khi xâm nhập được vào vùng cao nguyên Miền Trung Việt Nam qua dự án bô-xít hồi năm 2013, Trung Cộng ngày càng chiếm dụng thêm đất đai, các khu gia cư và các cơ sở kinh doanh, kỹ nghệ của Việt Nam để cài người của họ vào mai phục sẵn qua phương thức thuê đất canh tác từ 50 năm trở lên và thầu các công trình tại những tỉnh, thành lớn, trong đó có Hà Tĩnh, Ðà Nẵng, và Bình Dương, trong khi thành phố Hải Phòng thì dẫy đầy công nhân Trung Cộng tới làm việc cho các công ty của họ, khiến công nhân Việt Nam tại đây không còn có việc làm mà phải đi nơi khác để kiếm sống. Trước đó, Ðông Ðô Ðại Phố, khu trung tâm thương mại vĩ đại của người Tàu giữa lòng thành phố Bình Dương, với trường Ðại Học Quốc Tế Miền Ðông, bệnh viện quốc tế, khu thể thao, trung tâm hội nghị và tiệc cưới, sân golf và các trung tâm thương mại, giải trí... đã hình thành và phát triển một khu vực dành riêng cho cộng đồng người Hoa. Hồi Tháng Sáu năm 2014, đặc khu kinh tế Formosa ở Vũng Áng, Hà Tĩnh, đã đột ngột gởi thư lên chính quyền trung ương Hà Nội để đòi trở thành đặc khu tự trị, tách khỏi Việt Nam, với nhiều quyền hạn vượt ra ngoài khuôn khổ luật pháp bình thường. Các quan sát viên tin rằng, với phương thức “bán nước từng phần” như thế, Ðảng Cộng Sản Việt Nam chẳng cần gì phải ra tay công khai bán nước đại quy mô một lần, để rồi phải mang tiếng xấu với lịch sử, mà đất nước Việt Nam, sau cùng, cũng nằm gọn lỏn trong vòng tay cai trị của Trung Cộng.
Một số người Nhật đến làm ăn và sinh sống tại Việt Nam có nhận xét rằng kế hoạch “tích tiểu thành đại” của Trung Cộng gồm nhiều hành động nhỏ: từ việc thâu tóm và biến các công ty Việt Nam thành công ty Trung Cộng và tăng cường sự hiện diện của người Hoa tại Việt Nam cho tới việc đẩy mạnh đầu tư lớn trên khắp đất nước, đặc biệt là khu vực từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế. Nói khác đi, dưới con mắt của các quan sát viên ngoại quốc, việc Trung Cộng chiếm trọn Việt Nam chỉ là vấn đề thời gian, và có thể họ sẽ không cần tới một cuộc chiến tranh thôn tính trên quy mô lớn nữa nếu chính quyền Cộng Sản Việt Nam không kịp thời thay đổi đường lối và sách lược đối phó với Trung Cộng trong nay mai.
Mối đại họa cho dân tộc Việt Nam là, cho tới lúc này, không có bất cứ ai trên thế giới nhìn thấy viễn tượng Ðảng Cộng Sản Việt Nam sẽ thay đổi chính sách cứ ôm cứng lấy Ðảng Cộng Sản Trung Quốc mà sống như hiện nay cả.
Nỗi niềm sau mấy mươi năm:
Dù không bi quan, những con người Việt Nam nào còn ấp ủ trong lòng mình tinh thần dân tộc và tình yêu quê hương, đất nước vẫn không khỏi chán nản, thất vọng khi thấy cái ngày mà những người cộng sản Việt Nam bị tước quyền cai trị đất nước - mà họ đã giành được kể từ vụ “cướp chính quyền” tại Hà Nội và Huế vào năm 1945 - có vẻ như vẫn còn quá xa vời nếu không có một phép lạ nào xảy tới. Ðó là bởi vì Ðảng Cộng Sản Việt Nam - luôn được Ðảng Cộng Sản Trung Quốc hà hơi, tiếp sức và được bảo vệ tối đa bằng các lực lượng quân đội và công an suốt đời tận trung với Ðảng - sẽ vì quyền lợi riêng của tập thể họ mà không bao giờ chịu rời bỏ quyền hành để nhường chính quyền lại cho một thể chế tự do, dân chủ mà gần 100 triệu người Việt Nam cả ở quốc nội lẫn ở hải ngoại đang trông chờ, cho dù siêu cường Hoa Kỳ và các đồng minh lớn, như Liên Âu, Nhật Bản, Ấn Ðộ và Úc Ðại Lợi, có đổ ra bao nhiêu sức lực và tiền của để chiêu dụ, níu kéo, và mua chuộc Cộng Sản Việt Nam, và cho dù 100 triệu người Việt Nam khắp nơi trên thế giới có khuyên bảo, khuyến khích, la ó, và nguyền rủa họ bằng thứ ngôn từ nào đi nữa.
Phải nói rằng cả Hoa Kỳ, các lực lượng kháng chiến chống Cộng, dân chúng trong nước, cộng đồng người Việt hải ngoại, và những gì còn lại của Thế Giới Tự Do sau cuộc Chiến Tranh Việt Nam (1960-1975)... đã làm tất cả mọi sự có thể được để dạy dỗ, đánh phá, tuyên truyền phản đối, rải truyền đơn, viết blog tố cáo các chính sách sai lầm và phi nhân bản của nhà cầm quyền Hà Nội, và ngay cả bỏ tiền của và khí tài ra mua chuộc để chính quyền Hà Nội chịu rời bỏ Trung Cộng mà theo về với chính nghĩa tự do, dân chủ hầu mong cứu vãn Việt Nam khỏi rơi xuống hố sâu mất nước vào tay quân Ðại Hán Trung Hoa, nhưng kết quả, cho tới nay, vẫn chỉ là con số không.
Qua mấy đời tổng thống, Hoa Kỳ đã áp dụng các biện pháp mềm dẻo và khôn khéo tối đa của một siêu cường thế giới, như thừa nhận ngoại giao, trao đổi buôn bán, viện trợ nhân đạo, tài chánh và kỹ thuật, đưa sinh viên Việt Nam qua Mỹ học hành, tập trận chung giữa hai nước, cho Cộng Sản Việt Nam vào WTO, và còn cho họ gia nhập TPP nữa. Các chiến sĩ kháng chiến chống Cộng, dù cô đơn trong cuộc chiến phục quốc, cũng đã làm hết sức mình trong sứ mạng có tính “đội đá vá trời” là lật đổ chế độ Cộng Sản bạo tàn trên quê hương bằng vũ lực, qua gương hy sinh của những Hoàng Cơ Minh, Trần Văn Bá, Võ Ðại Tôn hoặc Lý Tống. Các nhà tranh đấu đòi tự do, dân chủ, các “dân oan khiếu kiện,” và cả khối trí thức, sinh viên, học sinh trong nước cũng đều đã làm hết sức mình để, nếu không lật đổ được chế độ cộng sản thì cũng làm cho nó phải thay đổi theo trào lưu đa nguyên, đa đảng của thế giới, nhưng rồi hầu như tất cả vẫn không làm gì được Ðảng Cộng Sản tại Hà Nội, để rồi các chiến sĩ đó, kẻ thì bị giết hại, kẻ bị tù đày, kẻ bị du đãng đánh tới tấp hoặc gia đình bị cô lập kinh tế, và kẻ thì bị đẩy ra nước ngoài để khỏi tranh đấu nữa...
Dù lúc rời xa quê hương, nhiều người trong các cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại vẫn mang theo tánh độc tôn, anh hùng cá nhân, phân hóa và chia rẽ như lúc chưa mất nước, họ cũng đã làm hết sức mình để chống đánh chế độ Cộng Sản tại Hà Nội qua rất nhiều cuộc biểu tình, hội thảo, đấu tranh, qua biết bao nhiêu liên minh và phong trào, nhưng những Nguyễn Ngọc Huy, Nguyễn Chí Thiện, Việt Dzũng, và Nguyễn Ngọc Bích đều đã lần lượt về cõi vĩnh hằng trước khi có thể nhìn thấy được một Việt Nam không Cộng Sản.
Những biến cố trước đây và mới đây nhất trong cuộc tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải quyết liệt giữa quan thầy Bắc Kinh và đệ tử Hà Nội, với cao điểm là vụ giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Cộng xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên Biển Ðông - mà thế giới gọi là Biển Nam Hoa (South China Sea) - hồi Tháng Năm năm 2014, lẽ ra đã là nhát búa tối hậu giáng vào Thỏa Hiệp Thành Ðô bán nước cho Tàu năm 1990 và là cỗ xe thần diệu đưa Cộng Sản Việt Nam “thoát Trung” khỏi cần ngoái cổ lại, nhưng rồi mọi chuyện lại vẫn đâu vào đấy. Ðảng Cộng Sản Việt Nam tiếp tục khấu đầu nhận lấy phương châm 16 Chữ Vàng và tinh thần Bốn Tốt mà Thiên Tử Tập Cận Bình đã từ Trung Nam Hải đích thân mang qua Hà Nội để kẻ chư hầu đem treo trên Bắc Bộ Phủ, còn cao trọng hơn mấy lần trước nữa.
Một biến chuyển khá ngoạn mục là những nỗ lực mới nhất của Phi Luật Tân, Nhật Bản và Ấn Ðộ trong kế hoạch lôi kéo Cộng Sản Việt Nam rời khỏi quỹ đạo Cộng Sản Trung Quốc. Nhưng cũng như Hoa Kỳ sau bao nhiêu năm trầy trật, cả Nhật Bản và Ấn Ðộ đều chỉ thấy mình bị mất mồi, mất của mà vẫn không “câu” được gì ráo trọi, trong khi Phi Luật Tân, dù đã ráng sức nâng mối quan hệ với nước láng giềng phía Tây của họ lên tới mức “chiến lược,” vẫn không rủ được Hà Nội đứng chung đơn trong vụ kiện Trung Cộng xâm lấn lãnh hải tại Biển Ðông, khiến ngày ngày các thủy thủ Phi Luật Tân vẫn phải lặng lẽ chơi bóng chuyền một mình giữa chốn Trường Sa gió lộng sau một lần duy nhất các thủy thủ Việt Nam làm màu, vượt sóng qua chơi vài “sét” với họ nơi đây.
Vật đổi, sao dời:
Sau năm 1975, vì cứ tưởng chế độ Cộng Sản tại Việt Nam không thể nào lại tệ hại đến như vậy, ít có ai dám nghĩ rằng 21 năm tồn tại của Việt Nam Cộng Hòa chính là thời kỳ vàng son nhất trong lịch sử Việt Nam trước khi mất nước vào tay Trung Cộng. Nhưng nay, 41 năm đã trôi qua, lịch sử đang chứng minh rằng rất ít hoặc không bao giờ có hy vọng Việt Nam tìm lại được thời đại vàng son cũ.
Việt Nam Cộng Hòa là biểu tượng cho một nền văn minh và văn hóa rực rỡ. So với tiêu chuẩn thời bấy giờ và so với các nước đồng minh cũng như láng giềng không bị các cuộc xung đột vũ trang tàn phá trên quy mô khủng khiếp thời đó, như Ðại Hàn Dân Quốc (Nam Hàn), Phi Luật Tân, Trung Hoa Dân Quốc (Ðài Loan), Thái Lan, Tân Gia Ba (Singapore), Mã Lai Á, Nam Dương (Indonesia), Brunei, Lào, Căm-Bốt và Miến Ðiện (Myanmar), Việt Nam Cộng Hòa hồi đó chẳng hề thua kém ai và có khi còn hơn hẳn một số các nước kể trên. Nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa thời Ðệ Nhất Cộng Hòa vẫn được coi là khuôn mẫu của các nước mới phát triển trên thế giới sau Thế Chiến Thứ Hai. Nền giáo dục và y tế của Việt Nam Cộng Hòa được coi là đầy tính nhân bản và có phẩm chất cao, trong khi các lãnh vực văn hóa, văn chương, nghệ thuật, thể thao, và âm nhạc của Miền Nam Tự Do đều phát triển vượt bực, giúp Việt Nam Cộng Hòa đạt được nhiều thành tích rực rỡ và giành được nhiều giải thưởng quốc tế giá trị thời bấy giờ.
Tuy nhiên, những công trình kiến trúc nguy nga và tráng lệ kia tại các thành phố của Miền Nam Tự Do cũ, tức là từ Ðông Hà xuống tới Cà Mau, và ngay cả những nét đẹp thị thành tại nhiều đô thị và thủ phủ do người Pháp để lại sau khi chế độ thực dân Pháp cáo chung vào giữa thập niên 1950, cũng đã hoặc bị xuống cấp hoặc bị thay đổi rất nhiều để phục vụ cho nhãn quan mới của người cộng sản Việt Nam cũng như lòng ham muốn vay tiền từ giới tư bản ngoại quốc để xây dựng các công trình mới tại Việt Nam đặng có thể ăn chặn bớt tiền từ các công trình đó mà làm giàu. Cả đến thôn quê Việt Nam ngày nay, suốt từ Nam chí Bắc, đều cũng đã thay đổi rất nhiều, hậu quả của những vụ chính quyền “cướp đất của dân oan” để xây dựng các công trình mới đặng các quan chức cộng sản có thể nương theo đó mà xén bớt ngân quỹ hoặc chia chác hoa hồng với các công ty thầu xây dựng, nhất là các hãng thầu Trung Quốc vốn nổi tiếng chuyên dùng đòn hối lộ các quan chức Việt Nam để cướp hợp đồng từ tay các nhà thầu quốc tế khác chưa quen thói gian manh như họ.
Những kế hoạch xóa bỏ các công trình kiến trúc cũ cùng việc đốn hạ các cây cổ thụ đã có từ thời Pháp thuộc hoặc thời Quốc Gia Việt Nam và thời Việt Nam Cộng Hòa tại Hà Nội cũng như Sài Gòn chỉ làm lộ rõ một điều là những người cộng sản tại Hà Nội rất sợ cái quá khứ vàng son đó của dân tộc Việt Nam khi họ nhận chân rằng đất nước Việt Nam dưới quyền cai trị của họ đang ngày càng tệ hại hơn và mắc nợ quốc tế nhiều hơn để cho các thế hệ mai sau tha hồ trả nợ, chứ không còn ấm no và hạnh phúc như ngày xưa nữa, kể cả dưới thời Pháp thuộc, đừng nói gì đến thời Quốc Gia Việt Nam và Việt Nam Cộng Hòa. Mới đây nhất, chính quyền Cộng Sản Việt Nam đã ra lệnh bỏ đi môn lịch sử tại các cấp học đường từ tiểu, trung cho tới đại học, chứng tỏ với thế giới rằng họ rất sợ chuyện tổ tiên đã cả gan chống đánh giặc Tàu để giữ vững dải giang sơn gấm vóc của quê hương từ Ải Nam Quan cho tới Mũi Cà Mau, mà nay họ đang bán đi dần dần cho Trung Cộng qua chính sách “mãi quốc cầu vinh” mà người dân nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Ðộc Lập-Tự Do-Hạnh Phúc, chẳng có chút quyền lực nào để cấm cản.
Ðất nước và con người Việt Nam trước và sau 1975:
Ðiều mỉa mai của lịch sử là cả hai nền Cộng Hòa tại Miền Nam Việt Nam trước năm 1975 đều bị báo chí thiên tả và các nhà viết sử của Mỹ và một số nước Tây Phương coi là độc tài, tức là thời Ðệ Nhất Cộng Hòa thì độc tài gia đình trị, còn thời Ðệ Nhị Cộng Hòa thì độc tài quân phiệt. Nhưng thử hỏi cái “gia đình trị” của chế độ Ngô Ðình Diệm và “quân phiệt” của chế độ Nguyễn Văn Thiệu có tàn độc như chế độ độc tài đảng trị của Cộng Sản Việt nam bây giờ hay không? Ngay cả chế độ Ngô Ðình Diệm thời Ðệ Nhất Cộng Hòa, từng bị coi là “độc tài gia đình trị” và kỳ thị Phật Giáo, nhưng cái “gia đình” gồm vài ba người trí thức đó không thể nào tham nhũng và gây tác hại bằng cả triệu đảng viên Cộng Sản Việt Nam ma mãnh ngày nay, trong khi hành động kỳ thị đó đã không có tính triệt hạ Phật Giáo tới mức độ gớm ghê như bộ máy tuyên truyền thời đó của Cộng Sản, toa rập cùng cơ quan CIA của Mỹ, đã kích động và giật dây dân chúng để Hoa Kỳ có lý do tổ chức đảo chánh và sát hại hai anh em Tổng Thống Diệm, và để Cộng Sản dễ dàng làm suy yếu chính quyền Việt Nam Cộng Hòa trong kế hoạch thôn tính Miền Nam Việt Nam của họ.
Lịch sử thế giới ngày nay đã chứng minh những vụ lật đổ các thể chế, dù có độc tài và tàn ác đến đâu đi nữa, như các chế độ Muammar Gaddafi ở Libya, Ben Ali ở Tunisia, và Hosni Mubarak ở Ai Cập - chưa kể tới Bashar al-Assad của Syria - trong cuộc cách mạng “Mùa Xuân Ả Rập” tại các nước Hồi Giáo ở Bắc Phi (2010-2011), cũng đều dẫn tới hỗn loạn và bất an. Ngay cả việc lật đổ nhà độc tài, tàn bạo Saddam Hussein của Iraq (2003) cũng chỉ đưa đất nước này đến chỗ phân hóa và suy sụp mà thôi. Dưới ánh sáng lịch sử soi rọi, chính việc loại bỏ một lãnh tụ tương đối tài ba và đức độ như Tổng Thống Ngô Ðình Diệm trong cuộc đảo chánh - vẫn được gọi là cách mạng - do phe quân nhân tại Miền Nam Việt Nam và chính quyền Mỹ thời Tổng Thống John F. Kennedy tổ chức hồi Tháng Mười Một năm 1963, đã đưa Việt Nam Cộng Hòa đến những hỗn loạn chính trị và, sau cùng, là việc Sài Gòn sụp đổ vào ngày 30 Tháng Tư năm 1975.
Bốn mươi mốt năm sau ngày Cộng Sản đánh chiếm Việt Nam Cộng Hòa và thống nhất đất nước, nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, tức Cộng Sản Việt Nam, nom chẳng giống ai khi cả hai lãnh vực trọng yếu trong cuộc sống của người dân, là y tế và xã hội, hầu như nằm trong tay của Mỹ hoặc Tây Âu, với hằng nghìn tổ chức cứu trợ và từ thiện của người Việt hải ngoại từ Mỹ, Úc và các nước Âu Châu đổ về Việt Nam để chăm lo cứu lụt, cứu đói và chữa bệnh cho dân chúng từ Nam chí Bắc, trong khi chính quyền Cộng Sản Việt Nam thì khỏe re, chỉ ngồi không chia của. Phải biết rằng Việt Nam là một nước rất giàu tài nguyên khi đem so với các quốc gia khác tại Á Châu, như Trung Quốc, Ấn Ðộ, Thái Lan, Miến Ðiện, Nhật Bản, Nam Hàn và Ðài Loan. Ðây là điều mà một sinh viên Nhật đến Việt Nam du học đã phải kêu lên cho thế giới biết để ngầm chê trách giới lãnh đạo hiện nay của đất nước cộng sản này chỉ biết lo bán tài nguyên đất nước để bỏ túi thay vì lo cho dân, đồng thời tiếc giùm cho dân tộc Việt Nam là quốc gia có tài nguyên lớn như thế mà ngày càng tụt hậu - để cho đàn ông Việt Nam phải bán sức lao động tại nước ngoài và phụ nữ Việt Nam phải đi ở đợ hoặc làm nô lệ tình dục khắp thế giới - so với các quốc gia khác tại Á Châu, ít tài nguyên hơn, nhưng lại giàu mạnh hơn Việt Nam rất nhiều.
Trước năm 1975, cả hai miền Nam và Bắc Việt Nam đều thực hiện các cuộc cải cách ruộng đất với mục đích tái phân phối quyền sở hữu đất đai cho nông dân sao cho công bằng và hợp lý hơn so với thời phong kiến và thực dân cũ. Thời đó, Việt Nam Cộng Hòa đã tổ chức hai đợt cải cách ruộng đất quy mô, lần đầu là công cuộc Cải Cách Ðiền Ðịa vào năm 1956 dưới thời Ðệ Nhất Cộng Hòa (của Tổng Thống Ngô Ðình Diệm) và lần sau là chương rìnhNgười Cày Có Ruộng dưới thời Ðệ Nhị Cộng Hòa (của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu) vào năm 1970. Ngoài hai đợt đó ra, hồi năm 1958 (dưới thời Tổng Thống Ngô Ðình Diệm), còn có các chương trình trợ giúp nông dân và bảo vệ an ninh lãnh thổ chống quân cộng sản xâm nhập, gọi là kế hoạch Dinh Ðiền và Khu Trù Mật nữa. Nhìn chung, các chương trình Cải Cách Ðiền Ðịa, Khu Trù Mật, Dinh Ðiền và Người Cày Có Ruộng tại Miền Nam Việt Nam đều thành công rực rỡ nhờ vào viện trợ kinh tế dồi dào của Hoa Kỳ. Ngược lại, chính sách Cải Cách Ruộng Ðất, từ năm 1953 tới 1956, của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, tức Cộng Sản Bắc Việt, do Hồ Chí Minh và Trường Chinh chỉ đạo và được rập khuôn theo mô thức của Trung Cộng, tuy thành công về mặt lấy ruộng của địa chủ phát cho nông dân nhưng luôn bị coi là phi nhân bản và tàn ác, bởi vì hằng trăm nghìn địa chủ, phú hào và chủ đất đã bị đem ra đấu tố và giết tróc dã man (trong đó có hơn 172,000 người bị giết và hơn 123,000 người bị kết tội oan uổng, theo các số liệu sưu tập được) để thực hiện cho bằng được chủ trương gọi là “công bằng xã hội” mà chủ nghĩa Cộng Sản quốc tế luôn nêu cao.
Về mặt tham nhũng, chắc chắn Việt Nam Cộng Hòa trước đây thua xa Cộng Hòa Xã Hội Việt Nam ngày nay. Bằng cớ là, thời Ðệ Nhất Cộng Hòa, sau khi quân đảo chính do Mỹ giật dây tiến vào Dinh Gia Long, chỗ ở chính thức của Tổng Thống Ngô Ðình Diệm lúc Dinh Ðộc Lập đang được trùng tu, họ chỉ thấy nhà lãnh đạo Việt Nam có mỗi một chiếc giường gỗ để nằm, với một ít kinh, sách Công Giáo trên đầu giường mà thôi. Hai thập niên sau khi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ra đi vì Sài Gòn sụp đổ, chính quyền Cộng Sản Việt Nam mới khám phá thấy vị tổng thống Việt Nam Cộng Hòa này đã không kịp mang theo cái biệt thự nhỏ xíu của ông - chưa bằng cái dinh phường đội trưởng của Cộng Sản Việt Nam ngày nay - ở Ninh Thuận, là nơi quê quán của vị cố tổng thống. Ngay cả cái tin Tổng Thống Thiệu, lúc rời khỏi Việt Nam trước ngày 30 Tháng Tư năm 1975, đã kịp thời mang theo 16 tấn vàng ra ngoại quốc cũng chỉ là tin do Cộng Sản bịa đặt ra mà thôi. Sự thật là vị bộ trưởng kinh tế của Miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ, Tiến Sĩ Nguyễn Văn Hảo, đã niêm phong số vàng này lại tại Ngân Hàng Quốc Gia để dùng làm cống lễ các quan thầy Việt Cộng sắp sửa chiến thắng bước vào Dinh Ðộc Lập mà nhận sự đầu hàng của Tổng Thống Dương Văn Minh cùng chính quyền Miền Nam Việt Nam, để rồi sau đó số vàng này bị mau lẹ tẩu tán vào tay các lãnh tụ Bắc Bộ Phủ, những kẻ chùi mép khéo đến nỗi, cho đến nay, không ai có thể tìm đâu ra tông tích số vàng đó nữa. Các mẩu chuyện về mớ tài sản kếch xù của cựu Thủ Tướng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng hoặc chiếc ngai nạm vàng bên trong ngôi biệt thự của cựu Tổng Bí Thư Nông Ðức Mạnh tại Hà Nội là chuyện có thật 100 phần trăm, chứ không phải là giả sử tiểu thuyết đâu. Còn nhiều, nhiều tỉ dụ nữa liên quan tới mức độ tham nhũng tày trời của giới lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam ngày nay mà bút mực không thể nào tả xiết được.
Thêm một điều cần phải so sánh nữa là nếp sống văn minh của dân chúng Miền Nam Việt Nam cách nay bốn thập niên so với nếp sống “văn minh” của dân chúng Cộng Sản Việt Nam ngày nay thì thật chẳng giống ai. Chỉ nhắc lại sơ sơ thôi, trong nước thì dân Việt Nam vẫn bị quốc tế chê bai về tình trạng thiếu văn minh qua nếp sống hằng ngày, cụ thể là những vụ tai tiếng lớn liên quan tới việc tranh cướp hàng hóa và thức ăn. Trong các năm 2008 và 2010, dân Hà Nội đã chen nhau dập liễu, vùi hoa và cướp cây cảnh trong các lễ hội Hoa Anh Ðào do người Nhật tổ chức tại thủ đô Việt Nam. Vào năm 2013, một công ty Hòa Lan có nhà máy tại Hà Nội đã phải bỏ ngang việc chiêu đãi thức ăn miễn phí cho cư dân thủ đô Hà Nội sau khi dân chúng xông vào giành giật và cướp phá dữ quá. Tiếp đó, cũng trong năm 2013, xảy ra vụ dân chúng thành phố mang tên bác tràn vào tranh cướp hàng khuyến mãi của một công ty Ðại Hàn và giành giật những suất ăn bao bụng với giá khuyến mãi 100,000 đồng tại một cửa hàng ăn, làm nhà hàng phải đóng cửa sớm. Vụ tai tiếng mới đây nhất lại xảy ra tại đất Hà Nội nghìn năm văn vật khi hằng nghìn khách vui chân giẫm nát cả một vườn hoa đang chờ đón Xuân về trong một công viên tại thủ đô nhân dịp đón Giao Thừa dương lịch và mừng Năm Mới 2016.
Trong mấy năm trở lại đây, ngay tại thủ đô Hà Nội, xuất hiện các cửa hàng ăn mà chủ tiệm liên tiếp chửi rủa, mạt sát khách hàng mỗi khi, vì quá ham ăn, họ lỡ làm phật lòng chủ nhân. Ðó là những tiệm ăn mà dân địa phương gọi là “bún mắng, cháo chửi, ốc lắm mồm,” nơi các thực khách ngày đêm bị nguyền rủa bằng những thứ ngôn ngữ “mất dạy” nhất nhưng, vì quá đói, khách vẫn cứ nín thinh mà gục mặt xuống ăn. Tình trạng ngày một tệ hại đến nỗi chính báo chí Việt Nam đã khui ra vụ này, và một số tờ báo đã không ngần ngại loan báo cho dân chúng biết những địa chỉ “bún mắng, cháo chửi, ốc lắm mồm” nức tiếng Hà Thành hoa lệ kia. Ðiều hiển nhiên là dân chúng Miền Nam Việt Nam thời Việt Nam Cộng Hòa không thể nào có được những hành động thô tục và thiếu văn minh như vậy ngay tại quê nhà của mình để cho người ngoại quốc phải khinh khi, bởi vì một lẽ đơn giản là dân Miền Nam Việt Nam lúc đó đâu có được các bậc thầy “khả kính” Trung Quốc dạy dỗ cho nếp sống văn minh như bây giờ.
Ở ngoại quốc, những người mang quốc tịch Cộng Sản Việt Nam cũng để lộ nhiều thói hư, tật xấu quá mức. Tại nhiều nơi, dân Nhật đã cắm những tấm biển cấm dân Việt Nam lân la tới gần, vì họ bị tình nghi là quân trộm cắp hàng hóa tại các tiệm buôn, trong khi các nhân viên Vietnam Airlines thì chuyên môn “chôm” hàng siêu thị để chở lậu về nước bán lại cho các con buôn tại quê nhà. Nước bạn Thái Lan cũng đang cấm cửa các du khách Việt Nam đến một số điểm du lịch của họ, vì họ cũng sợ người mình ăn cắp đồ của họ và có những hành vi, cử chỉ thiếu văn minh, y hệt như bậc thầy Trung Quốc của Cộng Sản Việt Nam vậy. Mới hồi đầu năm nay, báo chí thế giới loan tin có hai khách du lịch Việt Nam đã bị bắt tại Chiang Mai, ở miền Bắc Thái Lan, và bị buộc tội bẻ khóa xông vào nhà để đánh cắp 500,000 Mỹ kim từ chiếc tủ sắt của một cửa hàng tại khu du lịch này.
Sau cùng, như lịch sử đã chứng minh, rõ ràng là hầu hết các mục tiêu của cuộc cách mạng vô sản, do Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo, với thâm ý lấy của nhà giàu đem chia cho người nghèo để công bằng hóa xã hội, đều thất bại. Ðiều bi thảm nhất là cái hố cách biệt giữa người giàu (tư sản đỏ cùng tư sản mới phất) và người nghèo (người của chế độ cũ và đám dân sống không có ô dù hoặc viện trợ từ hải ngoại) ngày càng được khơi rộng thêm ra, khiến sự chênh lệch giữa giàu và nghèo ngày nay lớn lao hơn bao giờ hết trong lịch sử trên 4,000 năm của dân tộc. Chính vì sự cách biệt giàu-nghèo quá độ này, đã phát sinh nhiều tệ nạn xã hội nghiêm trọng, trong đó phải kể đến nạn cướp của, giết người, nạn mại dâm (mà giới người mẫu và hoa hậu ngày càng có nhiều đóng góp quan trọng) cùng nạn buôn người làm nô lệ tình dục và lao động khổ sai sang các nước lân bang. Và, gần đây nhất, là thảm trạng một số thanh niên phải đi bắt chó kiếm ăn, để rồi bị dân chúng tự ý đứng ra đại diện pháp luật để trừng trị bằng cách đánh, giết thảm thương.
Không ai có thể tưởng tượng được rằng, ngày nay, trong khi đại đa số dân chúng Việt Nam đang sống trong bần cùng cơ cực và thiếu thốn sự chăm sóc về giáo dục và y tế từ phía nhà nước, một số không ít các đại gia Việt Nam người nào cũng có hàng chục chiếc xe hơi riêng, cỡ Mercedes Benz và Rolls-Royce, rồi còn sắm luôn cả trực thăng riêng đậu chơi trên nóc nhà mình nữa. Ngày nay, con cháu của giới lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam và của lớp tư sản mới phất cứ xoành xoạch đi du học Mỹ hay Âu Châu và Úc Châu (những chỗ họ từng chê bai, phỉ nhổ năm xưa) như đi chợ, không cứ phải qua các tiêu chuẩn gạn lọc cam go, như phải học hết sức giỏi mới được đi du học, hồi thời Việt Nam Cộng Hòa.
Với một đất nước tan hoang như thế về mọi mặt, từ đạo đức làm người, văn hóa, xã hội, và luật pháp cho tới giáo dục, y tế, và kinh tế, ít ai dám tin rằng Việt Nam sẽ có thể đứng vững được mãi trước kế hoạch xâm lấn và thôn tính tàn độc của Trung Cộng, y như lời ca báo động của ca, nhạc sĩ Việt Khang từ trong nước: “Giờ đây, Việt Nam còn hay đã mất/Mà giặc Tàu ngang dọc trên quê hương ta?” (Việt Nam Tôi Ðâu? Việt Khang)
Chiến thắng của Cộng Sản trong Chiến Tranh Việt Nam làm thế giới mất hết cái thơ ngây
Sự thất bại của Việt Nam Cộng Hòa và chiến thắng sau cùng của người cộng sản tại Miền Nam Việt Nam trong cái ngày 30 Tháng Tư năm 1975 đó chính là điểm khởi đầu cho sự suy thoái, hay đúng hơn là sự tụt dốc, của nền văn minh nhân loại, tức là những gì vẫn được coi là Chân, Thiện, Mỹ của thế giới loài người. Lý do dẫn đến sự thể này là, sau cùng, những kẻ làm ác (Cộng Sản Bắc Việt và Trung Cộng) đã không hề bị trừng phạt mà lại còn được tưởng thưởng hậu hĩnh, với Cộng Sản Bắc Việt chiếm được Miền Nam Việt Nam, vùng đất giàu tài nguyên và hải sản nhất Ðông Nam Á, và Trung Cộng lấy được Quần Ðảo Hoàng Sa để làm bàn đạp tiến xuống phía Nam mà lấn chiếm cả Quần Ðảo Trường Sa, và cuối cùng là nuốt chửng luôn toàn bộ Biển Nam Hoa, tức Biển Ðông, trước nỗi hậm hực mà chẳng làm gì được ai của các cường quốc tại Thái Bình Dương và Ấn Ðộ Dương, huống hồ các quốc gia nhỏ bé với nền tài chánh thiếu trước, hụt sau trong vùng.
Hậu quả khốc liệt này, mới đầu, ít có người nhận thấy, bởi vì phải nói rằng hầu hết cộng đồng thế giới thời đó, gồm cả những quốc gia cộng sản lẫn những nước tự do, dân chủ ở Tây Phương, đều cảm thấy nhẹ nhõm khi cuộc Chiến Tranh Việt Nam đầy hận thù và chết chóc, tang thương, sau cùng, đã kết thúc một cách nhanh chóng bất ngờ với phần thắng nghiêng về các “lực lượng giải phóng” của người cộng sản mà vào thời điểm đó đang được dư luận từ phía bên này bức màn sắt, tức là Thế Giới Tự Do, vì u mê mà đem lòng ngưỡng mộ và kỳ vọng chỉ vì chiếc mặt nạ trên bộ mặt của những người Cộng Sản Việt Nam chưa được gỡ xuống.
Nhưng dần dà, với những biến động lớn từ Việt Nam sau khi phe cộng sản đã nắm trọn quyền kiểm soát trên cả hai miền Nam-Bắc - từ vụ chính quyền Cộng Sản không chịu chấm dứt hận thù mà ra lệnh bắt giam và đày ải tất cả những viên chức, sĩ quan cũ của Việt Nam Cộng Hòa vào các trại lao động khổ sai cùng hành động triệt hạ không nương tay giới tư sản tại Miền Nam Việt Nam để thâu tóm của cải vào tay giới tư sản đỏ, và việc cả triệu “bộ nhân” và “thuyền nhân” Việt Nam đã đồng loạt bỏ nước ra đi tìm tự do tại các nước dân chủ, tự do trên thế giới trong suốt hai thập niên 1970 và 1980, cho đến những vụ thẳng tay đàn áp tôn giáo và vi phạm nhân quyền hết sức thô bạo tại Việt Nam suốt hơn bốn thập niên- đã làm cho cộng đồng thế giới phải kinh hoàng và cảm thấy mình có tội rất lớn đối với dân chúng Việt Nam. Chính cái sai lầm và ngu muội chết người của thế giới trong nỗ lực đánh phá Việt Nam Cộng Hòa (mà lúc ấy họ cho là xấu xa) và yểm trợ Cộng Sản Bắc Việt (mà lúc ấy họ cho là biểu tượng của lý tưởng giải phóng con người đầy cao đẹp), đã khiến cho lá cờ đỏ của người Cộng Sản Việt Nam, sau cùng, có dịp ngự trị trên cả hai miền Nam-Bắc.
Qua cuộc Chiến Tranh Việt Nam, Hoa Kỳ và phần còn lại của Thế Giới Tự Do đã phạm hai lỗi lầm tày trời: thứ nhất là phản bội người bạn đồng minh thân thiết của mình trong giờ phút nguy nan; và thứ nhì là để mất Miền Nam Việt Nam, và sau này là toàn thể Việt Nam, vào tay người cộng sản Việt Nam khiến, sau cùng, Việt Nam bị Trung Cộng thôn tính và toàn thể Biển Nam Hoa, tức là Biển Ðông, trở thành chiếc hồ nước riêng của Trung Cộng - ny như Ðịa Trung Hải, có thời, từng là cái hồ nước riêng của hai đế quốc Anh và Pháp vậy. Lịch sử coi lỗi lầm thứ nhất của Hoa Kỳ và Thế Giới Tự Do lúc bấy giờ là một điều vô đạo đức - nếu không nói là một tội ác - trong khi lỗi lầm thứ nhì là sự sai lầm chết người về chiến lược tương đương với sự dốt nát. Không ai có thể chối cãi rằng hai lỗi lầm to lớn này của Hoa Kỳ và Thế Giới Tự Do thời Chiến Tranh Việt Nam đã mở toang cánh cửa của thế giới cho cái Ác thắng cái Thiện.
Mấy thập niên sau khi Việt Nam Cộng Hòa rơi vào tay Cộng Sản, Hoa Kỳ đã “lãnh đủ” mọi hậu quả của hai lỗi lầm đó, từ việc Hoa Kỳ bị các đồng minh mới ở Afghanistan và Iraq phản bội trắng trợn - khi lính Mỹ đến giúp họ thường bị những kẻ vô ơn trong các quân đội đó bắn giết thẳng tay mỗi khi có dịp - và bị khi dễ dưới đôi mắt của đồng minh chí cốt Israel và đồng minh lâu đời Ả Rập Saudi tại Trung Ðông cho đến việc Hoa Kỳ ngày càng mất dần thế đứng tại Thái Bình Dương bởi vì không chịu giúp Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ Quần Ðảo Hoàng Sa hồi thế kỷ trước, để rồi đến thế kỷ này thì Biển Nam Hoa hoàn toàn lọt vào tay Trung Cộng qua sách lược “tằm ăn dâu” mà con cháu Tôn Tử triệt để áp dụng trước sự lúng túng và bất lực “thấy thương” của nước Mỹ, từ vị tổng tư lệnh quân đội cho tới các vị tư lệnh hạm đội.
(Ðiều mỉa mai là, trong cuộc di tản sau cùng của các viên chức Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa khỏi Sài Gòn vào hai ngày 29 và 30 Tháng Tư năm 1975 qua chiến dịch mang biệt danh Frequent Wind, Hoa Kỳ đã phải huy động tối đa các lực lượng Hải Quân và Thủy Quân Lục Chiến tại Tây Thái Bình Dương đến bảo vệ an ninh, kể cả các phản lực chiến đấu cơ siêu thanh tối tân F-14 Tomcat lần đầu tiên được mang ra sử dụng hồi đó, không hẳn là để đề phòng các lực lượng Cộng Sản Bắc Việt tấn công - bởi vì cả 2 phía Hoa Kỳ và Cộng Sản Bắc Việt đã dàn xếp với nhau để cho cuộc di tản diễn ra suôn sẻ đặng quân Mỹ sớm ra đi cho khuất mắt - nhưng là để phòng hờ trường hợp các lực lượng còn lại của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bất ngờ quay súng bắn vào quân Mỹ sau khi họ nhận thức được sự bội phản trắng trợn của người bạn đồng minh Hoa Kỳ. Nhưng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, vì thừa biết sự phản bội của đồng minh Hoa Kỳ bắt nguồn từ Quốc Hội Mỹ chứ không phải từ các chiến binh từng sát cánh với họ trên mọi chiến trường gai lửa trước đây, đã bình thản để cho cuộc di tản được hoàn tất, rồi một mình ở lại chốn gian nguy, kẻ thì từ thủ, kẻ thì tự sát, kẻ thì chiến đấu cho tới khi hết đạn mới liệng súng chạy đi, cho vẹn tình, vẹn nghĩa với anh linh của trên 58,000 chiến binh Hoa Kỳ đã bỏ mình vì Tự Do tại Việt Nam. Phải biết rằng người Mỹ rất coi trọng khả năng chiến đấu và lòng gan dạ của các chiến sĩ Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến và Biệt Ðộng Quân Việt Nam Cộng Hòa, bởi vì chính các sĩ quan cố vấn Mỹ đã phải cố gắng tối đa mới có thể theo kịp các chiến sĩ mà họ có nhiệm vụ cố vấn trong cuộc chiến, sao cho khỏi bị chê là yếu bóng vía hoặc nhát đòn. Vì thế, nếu các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa cũng chơi cái đòn “phản bội đồng minh” ngay tại Sài Gòn vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến y như các chính trị gia Mỹ đã làm tại Washington thì cái giá mà người Mỹ phải trả để có thể rời bỏ Việt Nam chắc chắn sẽ còn lớn lao hơn nữa chứ không phải chỉ có bấy nhiêu đâu. Lịch sử cho thấy rằng, từ sau kinh nghiệm Việt Nam, Quân Lực Mỹ chưa hề tìm được các chiến sĩ đồng minh nào từ mọi góc biển, chân trời vừa thiện chiến vừa thủy chung như người chiến binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Ngày nay, nếu Quân Lực Mỹ được có cơ hội “vai kề vai” với các chiến hữu ngày xưa của mình tại Ðông Nam Á, thì chuyện bảo vệ quyền tự do hàng hải quốc tế trên Biển Nam Hoa, tức Biển Ðông, đâu có chi là lấp biển, vá trời.)
Từ sau biến cố 30 Tháng Tư năm 1975, ngày Sài Gòn sụp đổ vào tay quân Cộng Sản trở đi, không ai có thể chối cãi sự thật rành rành rằng thế giới loài người đã đánh mất hết cái thơ ngây của mình, bởi một lẽ dễ hiểu là, trong Chiến Tranh Việt Nam, thế giới đã về hùa theo nữ minh tinh phản chiến Mỹ Jane Fonda mà coi những người Cộng Sản Việt Nam chính là “lương tâm của nhân loại” và rằng “họ đang được lãnh đạo bằng cùng một tinh thần từng hướng dẫn Tướng Washington và chính khách Jefferson” cho nên khi cái “lương tâm” đó, sau cùng, sụp đổ đi (theo như những gì thế giới đang tận mắt chứng kiến tại Cộng Sản Việt Nam ngày nay) thì cái thơ ngây kia cũng mất đi luôn.
Khi thơ ngây đã mất: Thế giới suy đồi và loạn lạc sau Việt Nam Cộng Hòa
Khi con người không còn cái thơ ngây, tức là đã mất đi cái căn bản đạo đức hiền lành của thuở mới chào đời - mà triết gia Mạnh Tử (372-289 Trước Công Nguyên) của Trung Hoa tóm gọn là “nhân chi sơ, tính bản thiện” - gia đình và xã hội sẽ bất an và rối loạn vì con người chỉ muốn làm việc ác để sống còn và thủ lợi theo quy luật của tự nhiên “cạnh tranh để sinh tồn.” Trong khi Bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập (1776) của Hoa Kỳ được Hồ Chí Minh sao chép để đưa vào Bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập của phe Việt Minh ở Việt Nam hồi năm 1945, phần lớn nội dung các bản Hiến Pháp của Phi Luật Tân từ 1935 tới 1987 đều dựa vào tinh thần của Hiến Pháp Hoa Kỳ (1789), bởi vì cả hai văn kiện này được coi là biểu hiện của nền tự do, dân chủ cao đẹp nhất của nhân loại thời bấy giờ. Tuy nhiên, một trong hai văn kiện lịch sử đó của Mỹ Quốc, tức là bản Hiến Pháp Hoa Kỳ cùng với các Tu Chính Án kèm theo, hiện đang bị coi là lỗi thời và cần phải được sửa đổi vì đã được làm ra từ cái thuở mà các nhà lập quốc Hoa Kỳ hãy còn thơ ngây, tức là lúc mà, thay vì làm tổng thống suốt đời, quốc phụ Washignton chỉ xin được làm tổng thống có 2 nhiệm kỳ để làm gương cho hậu thế, và khi mà phần lớn các chính trị gia Mỹ thời đó không coi chính trị là một cái nghề để kiếm ăn (từ đó dùng mọi mánh khóe chính trị để bám ghế suốt đời) mà coi đó là một sự hiến thân cho đất nước. Các giá trị trong xã hội Hoa Kỳ ngày nay, ngoại trừ khoa học và kỹ thuật, nói chung, đều suy đồi so với ngày xưa (the good old days) chỉ vì người Mỹ ngày càng đa văn hóa hơn, khôn lanh hơn, say mê vật chất hơn, gian ác hơn, biết luồn lách và biết chui vào các chỗ hở của pháp luật nhiều hơn, tới độ giá trị của câu ngạn ngữ “honesty is the best policy” (“thành thật là phương châm hay nhất”) hiện đang bị người Mỹ thuộc thế hệ bây giờ nghi ngờ.
Với chiến thắng sau cùng của những người cộng sản nổi tiếng tàn bạo tại Miền Nam Việt Nam, cũng như các chiến thắng của họ tại Căm-Bốt trước đó và tại Lào sau đó, cùng sự yếu thế rõ rệt của “Ðế Quốc” Mỹ, tay “sen đầm quốc tế” sừng sỏ một thời, phe Cộng Sản quốc tế liên tiếp đạt thêm các chiến thắng khác tại Mozambique (Tháng Sáu năm 1975) và Angola (Tháng Mười Một năm 1975) khi hai quốc gia Phi Châu này hớn hở tuyên bố trở thành các nước cộng sản ngay sau khi họ được Bồ Ðào Nha trao trả độc lập. Trong khi dân chúng tại Cộng Sản Cuba ngày đêm không ngớt ca tụng chiến thắng vĩ đại của người anh em Cộng Sản Việt Nam, đến nỗi ai cũng ao ước phải chi mình ngủ một đêm đến sáng mà được trở thành người Việt Nam bằng xương, bằng thịt thì sướng biết mấy, chính quyền Khmer Ðỏ, tức những người cộng sản cầm quyền tại Căm Bốt sau khi chính quyền Cộng Hòa Khmer bị xóa sổ, đã thừa thắng xông lên mà giết một hơi trên 2 triệu người Căm-Bốt chỉ trong vòng vài năm sau khi họ chiếm được thủ đô Phnom Penh vào ngày 17 Tháng Tư năm 1975. Chiến thắng lớn của cộng sản quốc tế tại Việt Nam hồi năm 1975 và sự suy yếu và nhu nhược thấy rõ của các chính quyền Mỹ về sau cũng đã khích lệ những người Hồi Giáo chính thống Iran, có khuynh hướng chống Mỹ và thân cộng sản, nổi lên lật đổ Vua Mohammad Reza Shah Pahlavi của Vương Quốc Ba Tư và lập nên nước Cộng Hòa Hồi Giáo Iran vào ngày 1 Tháng Tư năm 1979, để rồi tới ngày 4 Tháng Mười Một năm đó, chính quyền mới tại Iran cho người tấn công trực diện vào Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ tại Tehran, đốt phá tòa nhà và bắt giữ trên 60 con tin Mỹ, tạo nên cuộc khủng hoảng con tin tại Iran kéo dài gần ba năm mới kết thúc sau khi toàn bộ các con tin Mỹ được phóng thích vào ngày 20 Tháng Giêng năm 1981, ngày tuyên tệ nhậm chức của tân Tổng Thống Mỹ Ronald Reagan vào thời đó.
Nhưng nghiêm trọng hơn hết vẫn là sự nổi dậy của Trung Cộng sau chiến thắng của Cộng Sản Bắc Việt, luôn được coi là cánh tay nối dài của Trung Cộng ở Á Châu, tại Miền Nam Việt Nam hồi năm 1975. Ngày nay, với kế hoạch bành trướng lãnh thổ tối đa qua phía Ðông và xuống phía Nam, Trung Cộng đang đưa lực lượng quân sự hùng hậu của mình tới uy hiếp Quần Ðảo Senkaku của Nhật tại Biển Hoa Ðông, lấn chiếm các cùng biên giới trên bộ của Việt Nam tại Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc và Cao Ðiểm 1509, tức Núi Ðất hay Lão Sơn (1980-1984), đánh chiếm các bãi đá Gạc Ma (Mischief Reef), Len Ðao (Landsdown Reef) và Cô Lin (Collins Reef) của Việt Nam (1988) rồi tiến sang phía Ðông đánh chiếm bãi đá Vành Khăn (Mischief Reef) của Phi Luật Tân (1995) và khởi sự uy hiếp đảo cạn Scarborough Shoal - mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham - cùng các bãi đá lân cận của Phi Luật Tân trên Biển Ðông (2012). Trong suốt hai năm 2015 và 2016, Trung Quốc liên tục củng cố tiềm năng quân sự trên các đảo mà họ đã chiếm của Việt Nam và Phi Luật Tân tại Hoàng Sa và Trường Sa bằng cách nới rộng diện tích các hòn đảo, bồi đắp các bãi cạn thành đảo nhân tạo, đồng thời xây thêm phi đạo dùng cho các phản lực cơ chiến đấu, rồi bố trí hỏa tiễn phòng không trên các đảo này để chuẩn bị lập một vùng cấm bay (tức vùng nhận dạng phòng không, ADIZ) trên Biển Ðông trong tương lai. Ngược dòng lịch sử, hồi Tháng Giêng năm 1974, khi thấy Hoa Kỳ đã rút quân ra khỏi Miền Nam Việt Nam trên đường bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa cho Cộng Sản Bắc Việt thôn tính, Trung Cộng cũng đã, thừa nước đục thả câu, đưa hạm đội tới đánh chiếm đảo Hoàng Sa (Pattle Island) và các đảo lân cận trong Quần Ðảo Hoàng Sa (Paracel Islands) của Việt Nam Cộng Hòa, trong khi các chiến hạm Mỹ thuộc Ðệ Thất Hạm Ðội Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương lạnh lùng đứng nhìn như thể họ chưa bao giờ là đồng minh chí cốt của Việt Nam Cộng Hòa vậy.
Cuộc Chiến Tranh Việt Nam còn cho thấy, trong cuộc chiến này, chỉ có những nước tôn trọng nhân quyền cỡ Mỹ mới đi truy tố các tội ác chiến tranh của quân mình, tỉ như vụ truy tố Trung Úy William Calley trong vụ tàn sát thường dân Việt Nam ở Mỹ Lai hồi năm 1967, trong khi những vụ Việt Cộng pháo kích sát hại học sinh tại Cai Lậy (1973) hoặc vụ quân Cộng Sản Bắc Việt bắn giết bừa bãi người dân chạy loạn trên Ðại Lộ Kinh Hoàng ở Quảng Trị (1972) và Quốc lộ 7 B ở Tuy Hòa (1974) thì cả thế giới đều im thin thít, không ai nói một tiếng lên án cái tàn bạo của quân cộng sản. Rút kinh nghiệm từ cuộc Chiến Tranh Việt Nam, hồi năm 2015-2016. không quân Nga cứ oanh tạc xối xả vào các tay súng Hồi Giáo lẫn thường dân vô tội, cho nên mặc dù họ mới khởi sự đánh ISIS có vài ba tháng thôi mà họ đã hiên ngang ca khúc khải hoàn, trong khi Mỹ và Ðồng Minh, vì không dám đụng tới thường dân, liên tục oanh tạc suốt hai năm trời nhưng chẳng làm cho phe Nhà Nước Hồi Giáo phải nao núng.
Giờ đây, 41 năm sau khi Sài Gòn, biểu tượng của nền tự do, dân chủ và tính nhân bản của con người, sụp đổ trước đoàn quân xâm lược bạo tàn của Cộng Sản Bắc Việt, thế giới đang ngày càng bất an hơn, gian dối hơn, nham hiểm hơn, phản phúc hơn, vô liêm sỉ hơn, vô thần hơn, ham mê vật chất hơn, và vô đạo đức hơn, bởi vì một lý do đơn giản là sự phản bội “vĩ đại” của thế giới - chứ không riêng gì Hoa Kỳ là nước triệt để theo thực dụng chủ nghĩa - đối với Việt Nam Cộng Hòa đã là nguồn cảm hứng vô song cho cái Ác tiến lên giữa lúc cái Thiện đang ngày càng co rúm lại trên con đường rơi xuống vực thẳm của hư không.
Thế giới bất an hơn:
Niềm vui của nhân loại chẳng tồn tại được bao lâu khi hay tin chủ nghĩa cộng sản đã sụp đổ tại Liên Xô và Ðông Âu, bởi vì, trên thực tế, chủ nghĩa cộng sản vẫn còn đó tại bốn nước, là Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn và Cuba, với những người cộng sản Trung Quốc, Bắc Hàn và Việt Nam ngày nay nguy hiểm hơn nhiều và có sức “đề kháng” mãnh liệt hơn nhiều trước các “bài thuốc” tự do, dân chủ. Một lý do dễ hiểu là chủ nghĩa cộng sản thời Chiến Tranh Lạnh tuy mạnh về “gạo” mà lại không bạo về “tiền,” trong khi chủ nghĩa cộng sản thời nay tại Trung Quốc và Việt Nam, nhờ có tư bản Tây Phương ham lợi mà bôm tiền vào bất chấp “tiền đồ tổ quốc,” nay đang dùng chính đồng tiền của tư bản để mua chuộc, thao túng và làm suy yếu hầu hết các chính phủ tự do, dân chủ nói chung và một số không nhỏ người Việt tị nạn cộng sản tại hải ngoại. Thêm vào đó, hãy cứ xem mức độ chạy đua võ trang leo thang khủng khiếp từ Bắc Hàn, Nam Hàn, Nhật Bản, Ðài Loan cho tới Việt Nam, Indonesia, Mã Lai Á, Ấn Ðộ, Pakistan, Trung Ðông, Iran, và Israel cho đến Âu Châu và Ukraine, chưa kể ba quốc gia đầu sỏ thế giới hiện nay là Hoa Kỳ, Nga và Trung Quốc, thì đủ biết nhân loại đang sống trong tình trạng bất an đến mức nào. Kinh nghiệm cho thấy, vì Việt Nam Cộng Hòa thiếu võ khí tự vệ sau khi Hoa Kỳ dần dà cắt viện trợ quân sự sau Hiệp Ðịnh Paris 1973 trong khi Cộng Sản Bắc Việt vẫn tiếp tục nhận được viện trợ quân sự dồi dào của Liên Xô và Trung Cộng nên Việt Nam Cộng Hòa mới bại trận.
Thế giới gian dối hơn:
Chưa bao giờ mà con người trên khắp thế giới lại ăn gian, nói dối như ngày nay. Dối gian tràn ngập khắp nơi, từ Bắc Kinh, Thiên An Môn, Hồng Kông, Hà Nội và Bình Nhưỡng cho tới Tehran, Crimea, Ðông Ukraine và Damascus, những nơi mà tội ác luôn được che giấu, với những biện pháp trừng phạt kẻ ác luôn bị hai thành viên nòng cốt trong Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, là Nga và Trung Cộng, cấu kết nhau mà dùng quyền phủ quyết xóa bỏ, khiến cho những cuộc xung đột và tranh chấp quyết liệt như tại Ukraine và Biển Ðông không thể nào được giải quyết bằng sự đồng thuận của quốc tế. Cứ nhìn tình trạng hàng hóa giả, thiếu phẩm chất và độc hại tràn lan trên thị trường quốc tế hiện nay thì đủ biết con người bây giờ chẳng còn muốn làm ăn chân chính như xưa nữa. Một lần nữa, “honesty” chẳng phải là “the best policy” như con người xưa nay vẫn được dạy bảo, cho nên hễ ai thành thật thì người đó hoặc quốc gia đó chỉ có nước ngồi chờ tai họa kéo đến mà thôi.
Thế giới nham hiểm hơn:
Các quốc gia ngày càng sản xuất ra những con người nham hiểm, như những kẻ dùng thế mạnh của mình để xâm lấn lãnh thổ và biển đảo của các quốc gia nhỏ yếu hơn, hoặc dùng chiêu bài trữ nước làm đập thủy diện trên thượng nguồn những dòng trường giang để làm áp lực với những nước ở hạ nguồn nhằm bắt bí và buộc họ phải chìu theo ý muốn của mình. Ðó là trường hợp Trung Cộng đang dần dà lấn chiếm hết Biển Nam Hoa, tức Biển Ðông, đồng thời ngăn dòng chảy của Sông Mekong - mà Trung Cộng gọi là Sông Lan Thương - để làm áp lực chính trị đối với các nước láng giềng, từ Miến Ðiện, Lào cho tới Thái Lan, Căm Bốt, và nhất là Việt Nam. Những đòn nham hiểm để chiếm đất của Nga tại Georgia (2008) và Ukraine (2024) cũng như của Trung Cộng tại Tây Tạng từ 1950 đến nay coi như không có một thế lực nào trên thế giới ngăn chặn được.
Thế giới phản phúc hơn:
Sau sự phản bội giữa đồng minh với đồng minh trong cuộc Chiến Tranh Việt Nam trong hai thập niên 1960 và 1970 của thế kỷ trước, con người dường như ngày càng phản phúc hơn, cụ thể là việc Trung Cộng đã “ăn cháo, đá bát” khi dùng những miếng võ hiểm hóc và những đòn chí tử trên mọi lãnh vực để đánh lại ân nhân Mỹ quốc, kẻ đã từng hy sinh luôn đồng minh Việt Nam Cộng Hòa và lờ đi chuyện đầu tư kinh tế vào Nga thời hậu Liên Xô để dắt đưa Trung Quốc vào chỗ hùng cường như ngày nay. Nhiều nước Âu Châu, sau Thế Chiến Thứ Hai, cũng đã quên ơn Mỹ quốc đã giúp họ phục hồi, qua Kế Hoạch Marshall (1948-51), khỏi những tàn phá của chiến tranh mà tiến tới chỗ thịnh vượng để hùa theo Cộng Sản Bắc Việt mà chống Mỹ trong cuộc Chiến Tranh Việt Nam trước đây. Các ví dụ gần đây nhất cón bao gồm việc các nước Âu Châu đã về phe với Trung Cộng trong ý đồ loại bỏ đồng đô-la Mỹ ra khỏi vị thế thứ tiền tệ giao dịch chính của thế giới, cụ thể hơn là bất chấp lời khuyên can của Hoa Kỳ mà đua nhau gia nhập Ngân Hàng Ðầu Tư Hạ Tầng Á Châu, gọi tắt là AIIB, do Trung Quốc chủ trì cũng chỉ với mục đích làm suy yếu nước bạn đồng minh Mỹ lâu đời của họ (mà không biết rằng, rồi đây, họ sẽ sống với ai?)
Thế giới vô liêm sỉ hơn:
Chưa hết, thế giới ngày nay còn vô liêm sỉ hơn thế giới ngày xưa nữa, khi, chỉ vì mãnh lực của đồng tiền, các công ty và xí nghiệp từ Hoa Kỳ đến Âu Châu đã đua nhau đem tiền đầu tư vào Trung Cộng, biến quốc gia này từ nền kinh tế thứ mười mấy của thế giới trở thành nền kinh tế thứ nhì của thế giới, với triển vọng sẽ vượt luôn cả nền kinh tế Hoa Kỳ để chiếm lĩnh địa vị Số Một thế giới. Những vụ nhịn nhục của các cường quốc Tây Phương trước những hành động phi pháp và đe dọa an ninh thế giới của Bắc Hàn (thử bom nguyên tử và hỏa tiễn tầm xa), Syria (sử dụng vũ khí hóa học) và Iran (bí mật chế tạo võ khí nguyên tử) từ cả chục năm nay cũng cho thấy cái vô liêm sỉ của nhiều quốc gia khi cứ giả điếc, làm ngơ trước những vi phạm luật lệ quốc tế của các nước thuộc loại ma quỷ kia chỉ để trục lợi. Ðó là chưa kể đến cái vô liêm sỉ của giới cầm quyền tại các nước cộng sản ngày nay trên thế giới khi họ vẫn cứ khư khư ca tụng và bám víu vào một chủ nghĩa mà họ thừa biết là vừa vô nhân đạo vừa lỗi thời chỉ vì mục đích muốn củng cố quyền lực để tiếp tục cai trị và tham nhũng trên đầu, trên cổ của người đồng chủng mãi mãi.
Thế giới vô thần hơn:
Mối lo lắng lớn lao nhất của các vị Giáo Hoàng thời nay tại Tòa Thánh Vatican vẫn là tình trạng nhân loại đang ngày càng vô thần hơn, bởi vì cái Ác luôn thắng cái Thiện trong sự vắng bóng một cách lạnh lùng của Thiên Chúa, Ðấng quyền năng mà theo kinh điển thì luôn thưởng, phạt công minh. Ngay tại nước Mỹ giàu có nhất thế giới hiện nay, số tín đồ bỏ đạo và không chịu đi nhà thờ cũng ngày càng gia tăng, và ảnh hưởng của Ki-tô Giáo nơi đây đang ngày càng sụt giảm, đến độ những câu thề, những lời nguyện truyền thống hướng đến Chúa Ki-tô từ thời lập quốc đến nay cũng đang dần dà bị xóa bỏ trước những vụ kiện do những kẻ vô thần khởi xướng, khiến người ta đâm ra lo lắng vì chưa biết câu “In God We Trust” được in khắc trên đồng bạc của Mỹ có còn tồn tại được thêm nữa hay không. Những cuộc giết tróc lạnh lùng của quân khủng bố, dù thuộc tôn giáo nào đi nữa, cũng nói lên một điều là loài người ngày nay chẳng hề biết kính sợ Thượng Ðế hoặc lo sợ bị quả báo, bởi vì họ không hề tin tưởng vào sự hiện hữu của Ðấng Tối Cao, mặc dù có thể họ vẫn nhân danh tôn giáo mỗi khi ra tay hành động.
Thế giới ham mê vật chất hơn:
Khỏi cần phải nói, chưa thời đại nào trong lịch sử hằng chục nghìn năm của nhân loại mà con người lại ham mê vật chất nhiều như bây giờ. Bởi vì chủ nghĩa vật chất (materialism) vốn là cùng đích của cả tư bản lẫn cộng sản, hai chủ nghĩa kình địch nhau quyết liệt từ thế kỷ 19 tới bây giờ, con người thời nay tôn sùng vật chất là điều cũng dễ hiểu thôi. Chưa bao giờ mà đồng tiền lại ngự trị thế gian một cách vững chãi như ngày nay, bằng chứng là bất cứ cường quốc nào, dù tàn ác đến đâu, hễ có tiền tung ra viện trợ cho nước khác là tức khắc được các nước nghèo đói này nghe theo răm rắp, bảo gì làm nấy, làm quấy cứ khen hay. Ðiều lý thú là khi Hoa Kỳ, kẻ tôn sùng vật chất hạng nhất, nhì thế giới, đem chủ nghĩa vật chất ra để mồi nhử Cộng Sản Trung Hoa những mong quốc gia này sẽ trở thành ham mê vật chất phồn hoa mà từ bỏ chủ nghĩa cộng sản nghèo đói, ai dè Trung Cộng lại tương kế, tựu kế, kết hợp cái độc tài đảng trị của Cộng Sản vào chủ nghĩa vật chất của tư bản Tây Phương để tạo nên một nước Cộng Sản vừa giàu có về tiền bạc mà cũng vừa hùng mạnh về quân sự trên đường chinh phục thế giới, với tham vọng đánh sập cả siêu cường Hoa Kỳ lẫn các cường quốc cấp miền, như Nhật Bản và Ấn Ðộ.
Thế giới vô đạo đức hơn:
Sau hết, thế giới đang ngày càng vô đạo đức hơn, hậu quả trực tiếp của sự thể cộng đồng nhân loại không còn tin tưởng vào sự hiện hữu của Thượng Ðế cùng quyền năng thưởng, phạt công minh của Ðấng Tối Cao cũng như vào thuyết luân hồi và nhân quả (của Phật Giáo) nữa. Vì con người trong thời đại này chỉ ưa chuộng cái bề ngoài hoa mỹ để gạt gẫm nhau mà thôi, cho nên cái phần đạo đức thâm sâu trong trái tim và bộ óc của con người không hề có cơ hội phát huy. Ðâu còn đạo đức gì khi thế giới ngày nay chỉ là chốn cạnh tranh khốc liệt trên nguyên tắc mạnh được, yếu thua. Ðâu còn đạo đức gì nữa khi, trong thế giới ngày nay, người hiền lành đồng nghĩa với kẻ ngu muội và quân gian ác luôn được tôn vinh là kẻ chiến thắng hoặc nhà chinh phục. Không riêng gì tại Cộng Sản Việt Nam ngày nay, nơi nhân tâm đang ly tán, thế đạo đang suy vi, mà tai nhiều quốc gia khác trên thế giới, kể cà những nước giàu mạnh, con người đang ngày càng xa rời Thượng Ðế và chỉ biết lấy vật chất làm thước đo giá trị của con người.
Thay lời kết
Việt Nam Cộng Hòa từng là miền đất đầy những tang tóc, điêu linh của thế giới khi nơi đây diễn ra cuộc chiến tranh khốc liệt giữa phe Cộng Sản Quốc Tế và Thế Giới Tự Do kéo dài suốt hai thập niên, từ 1954 tới 1975, cũng bằng tuổi thọ của quốc gia dân chủ non trẻ này tại Ðông Nam Á. Nhưng Việt Nam Cộng Hòa cũng có thể được coi là miền đất chan hòa hạnh phúc của hơn 20 triệu dân chúng Miền Nam Tự Do giữa cảnh đổ nát, điêu tàn của cuộc chiến tranh khốc liệt, bởi lẽ đây cũng chính là thành lũy cuối cùng của tự do, dân chủ, của nền pháp trị, của trí tuệ và đạo đức làm người tại Á Châu mà mãi về sau, khi Việt Nam Cộng Hòa đã bị xóa sổ, dân tộc Việt Nam và cộng đồng thế giới mới dần dà nhận rõ trong niềm tiếc nuối muộn màng.
Trước Việt Nam Cộng Hòa, dường như lúc nào Thiện cũng thắng Ác, từ Thế Chiến Thứ Nhất (1914-1918), và Thế Chiến Thứ Hai (1939-1945) cho tới Chiến Tranh Triều Tiên (1950-1953) khi phe chủ chiến gây tàn phá, chết choc cho những quốc gia nạn nhân của cường quyền đều bị trừng phạt và bại trận, hay ít ra cũng phải tháo lui như trường hợp của Bắc Hàn và Trung Cộng trong cuộc Chiến Tranh Triều Tiên. Nhưng khi cái Ác khởi sự thắng cái Thiện tại Miền Nam Việt Nam - luôn cả tại Căm Bốt và Lào - thì cái Ác đã thừa thắng xông lên và chiến thằng hầu như khắp nơi trên thế giới, từ Angola và Tehran cho tới Damascus và Bình Nhưỡng, chưa kể các tội ác không bị trừng phạt của quân khủng bố khắp nơi, từ al-Qaeda cho tới Daesh (ISIS/ISIL). Nói cách khác, sau khi cuộc Chiến Tranh Việt Nam kết thúc một cách trớ trêu để cho dân chúng Miền Nam Việt Nam hiền hòa phải nằm dưới gông cùm cộng sản, niềm tin tưởng vào sự thưởng, phạt công minh của Ông Trời cũng như vào thuyết luân hồi và nhân quả của Nhà Phật đã bị xói mòn đến tận gốc rễ, và đồng thời sự kiện đó cũng chứng minh rằng ý niệm “Không có Thượng Ðế” hoặc “Thượng Ðế đã chết” của các triết gia vô thần, từ Ludwig Feuerbach (1804-1872), Karl Marx (1818-1883), Friedereich Engels (11820-1895), và Friedrich Nietzsche (1844-1900) cho tới Jean-Paul Sartre (1905-1980), là chân lý, kéo theo sự sụp đổ của Chân, Thiện, Mỹ, là các tiêu chuẩn cao đẹp mà loài người cần có để bám víu vào mà tồn tại và thăng hoa.
Nếu một Ðấng Tối Cao chuyên cầm cân, nẩy mực của vũ trụ này không hiện hữu hoặc thôi hiện hữu và luật luân hồi và nhân quả không có giá trị, thì thế giới này, với sự lan tràn của chủ nghĩa vật chất, sẽ dần dà rơi vào vực thẳm tối tăm khi cộng đồng nhân loại đành bất lực nhìn những nước hung ác cùng những phe nhóm tàn bạo tha hồ phanh thây, xẻ thịt những nước và nhóm người yếu kém hơn để tranh sống và tranh sướng theo quy luật tiến hóa tự nhiên, cạnh tranh để sinh tồn và mạnh được, yếu thua dành cho muôn loài trong vũ trụ - như Charles Darwin (1809-1882) từng xác định trong Darwinism) - mà không đếm xỉa gì tới đạo lý hoặc luật pháp khi không một thế lực trần tục nào có thể cản ngăn họ.
Vann Phan
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=226867&zoneid=271
Subscribe to:
Posts (Atom)