Từ..bỏ anh em giữa rừng núi
nhận lệnh lui binh bật khóc ngậm ngùi
hồn chinh chiến trống trơn ngày đen tối
ly rượu nào chẳng đắng nghét bờ môi
thà viên đạn mù giữa trời thù hận
xé rách toàn thân nợ nước tình nhà
hơn lúc quay về không còn gì cả
nuốt sao trôi tình đồng đội thiết tha
thằng chết coi như xong đời lính chiến
thằng sống còn trần trụi nhốt suy tư
ly rượu trầm ngâm pha bằng nước mắt
trời tha phương buồn đến nổi ngất ngư
gót giày trận đạp lên đường mơ ước
bước gian nan có lúc khóc lúc cười
đã cầm súng...ai đợi ngày mất nước
tỉnh hay say cũng gục giữa chơi vơi
từng đốt tay gọi thầm tên mấy đứa
đến cùng chia...chén rượu đắng thua đời..
( Trạch Gầm )
Thursday, March 31, 2016
Tuesday, March 29, 2016
Hồi ký cuả Cựu Ngoại Trưởng Henry Kissinger viết về Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu 1981
Mỹ có tiếp tục chừng chừ với Hà Nội như đã từng với Bắc Việt nam 1973 ?
Kissinger viết về Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vào năm 1981, Kissinger ghi lại trong hồi ký nhận xét của ông về cá nhân Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trong thời gian ông Thiệu viếng thăm Hoa Kỳ vào tháng 4 năm 1973 :
"…Cái ông ta cần là tiếp tục chiến đấu cho đến khi kẻ xâm lăng cuối cùng ra khỏi lãnh thổ.
Đây không phải là điều sai của ông nhưng công luận Hoa kỳ thì lại không chấp nhận….
…Chúng ta biết rằng Băc Việt sẽ gia tăng sức ép, nhưng chúng ta đã không gia tăng lực lượng chống trả và quốc hội chúng ta sẽ bỏ phiếu bắt buộc chúng ta bước ra khỏi cuộc chiến này vô điều kiện nếu chúng ta vượt quá giới hạn…
…Ông Thiệu luôn nhìn vào chuyện trước mắt là quan trọng nhất.
Cái gần nhất với ông không phải là hòa bình sau cùng mà là địch quân trước mắt…
… Sau khi ngưng bắn, quân đội chúng ta sẽ rút về bên kia bán cầu, còn dân tộc của ông vẫn còn cảnh một đội quân tiếp tục hi sinh cho những hy vọng mong manh của nền độc lập tại Đông Dương. Chúng ta đã chắc rằng biện pháp của chúng ta sẽ kềm hãm tham vọng của Hà Nội. Nhưng mắt của ông Thiệu chỉ quan ngại vào những điều mong manh về sau này…
…Ông Thiệu càng lúc càng ghét cay ghét đắng tôi vì vai trò kiến trúc sư của tôi về thỏa ước hòa bình này. Trong lúc này tôi chỉ biết thông cảm sâu xa về nỗi bực tức của ông, nhưng chúng ta không có chọn lựa nào khác. Hoa Kỳ không thể phủ quyết khi Hà nội đã chấp thuận, những điều khoản rất hòa bình chúng ta đã đề ra với sự chấp thuận của ông Thiệu cho thời hạn ba năm.
Cho đến hôm nay tôi kính trọng ông Thiệu như là một gương hào hùng của một kẻ dám chiến đấu cho nền tự do dân tộc của ông, một kẻ sau này đã chiến bại bởi những hoàn cảnh ngoài tầm tay cá nhân ông, đất nước ông và ngay cả ngoài vòng quyết định của chúng ta
…Rõ ràng hàng triệu bàn chân trốn chạy về vùng ông Thiệu kiểm soát tránh xa vùng đất CS chiếm đóng tức đã bầu cho ông ta rồi. Thói thường hay đổ tội cho việc dội bom của chúng ta nhưng sau này chắc hẳn một điều là đó là phản ứng đối với tính bạo tàn của chế độ CS…
…Làn sóng di dân ào ạt vào thời đại chúng ta luôn luôn phát xuất từ các nước CS chứ không hề theo chiều ngược lại. Thê mà vẩn còn những thói khinh mạng, xúc phạm cùng đối xử bất xứng để dành cho cho bạn bè Tây phương chúng ta như trường hợp ông Thiệu năm 1973…
…Như là một phép lạ phát xuất từ lòng dũng cảm, ông Thiệu đã cố gắng lèo lái quốc gia trong giai đoạn cam go này, chiến đấu chống lại quân thù cố tâm xâm lấn và làm an tâm đồng minh nào chưa thông hiểu ông. Ông nổi bật với thỏa ứớc 1973 trong đó Hà Nội phải từ bỏ những đòi hỏi về chính trị từ bao lâu nay mà quay lại cho vấn đề ngưng bắn còn tốt hơn chúng ta mong đợi, tuy còn bấp bênh theo kỳ vọng của ông…
… Về riêng tư tuy tôi dành ít cảm tình về ông Thiệu nhưng tôi rất kính nể ông vì ông là một người kiên tâm chiến đấu trong nỗi cô đơn ghê gớm ( nguyên văn: terrible loneliness ) sau cuộc rút quân của Hoa kỳ. Ông chấp nhận những cảm tình và thông hiểu ít ỏi dành cho ông. Chuyện đó không làm phẩm chất của ông hao mòn đi…
… Thực sự, chẳng còn gì nhiều để bàn thảo thêm nữa . Ông chẳng hề kêu van về công chuyện chúng ta bỏ lại cho ông và ngay cả cái dã tâm từ phía Hà Nội. Nhưng ông đưa ra một một sự kiện thưc tế trước mắt chúng ta là vi phạm từ phía Bắc Việt. Về riêng tư TT Nixon có bảo đảm với ông-cũng như TT đã từng công bố vào hôm 15 tháng Ba và vài nơi khác – rằng TT sẽ chống lại những vi phạm trắng trợn đó bằng vũ lực nếu thấy cần thiết. Cùng một lúc TT(tức Nixon) vừa năn nỉ vừa dọa dẫm ông Thiệu bắt miền Nam phải thi hành những điều khoản của hiệp định đề ra. ..
Khi máy bay của ông cất cánh khỏi California, ông đã khui rượu uống mừng ghi nhớ sự hài lòng cùng khuây nguôi của ông từ cuộc nói chuyện với ông Nixon. Dù tánh ông hay nghi ngại cùng các dấu hiệu khó khăn tương lai đang tới dần–gồm thái độ do dự của chúng ta đối với sự vi phạm hiệp định của Hà Nội và lưỡng lự viện trợ kinh tế cho miền Nam
– thế mà lòng tin của ông không bao giờ thay đổi rằng Hoa kỳ sẽ đáp ứng viện trợ cho miền Nam trong trường hợp khẩn cấp.
Đây cũng là niềm tin từng được các đồng minh khác của Hoa kỳ ấp ủ xưa nay, lòng trung thành từng tạo dựng nên một trong các giá trị căn bản của Hoa Kỳ chúng ta đối với thế giới thế nên chúng ta gắng làm sao đừng để nó vuột mất…"
(Kissinger, Henry. Years of Upheaval. 1st ed. Boston: Little Brown, 1981. Từ trang 309 đến trang 315. Bản dịch của Xuân Khê).
2.- Kissinger recorded in his memoirs commented on individual President Nguyen Van Thieu in Thieu time visited the United States in April 1973:
"... What he needs is to keep fighting until the last invader out of the territory. It is not a wrong thing but his public, the United States does not accept ....
... We know that North Vietnam will increase the pressure, but we did not rise to fight back and force the parliament we will vote imperative we step out of this war if we unconditionally reached limit…
... THIEU always look at something immediate is the most important. The closest one to him is not the final peace which is the immediate enemy ...
... After the ceasefire, we will withdraw the army on the other side of the hemisphere, and his nation remains a military situation continues to sacrifice for the fragile hope of independence in Indochina. We were sure that our measures will restrain the ambitions of Hanoi. But his eyes only concern us on the fragility of the latter ...
... THIEU increasingly detested me because as my architect of the peace agreement. During this time I just know deep sympathy for his frustration, but we do not have any other choice. The United States can not veto as Hanoi has approved, these terms are very peace we have set out with the approval of Thieu for period of three years.
Until today I respect him as a mirror Us fascinating of someone dare fight for the freedom of his nation, one who was later defeated by circumstances beyond his personal arms, country Mr. and even outside our decision ...
... Clearly, millions of feet fleeing the region Thieu control away from occupied lands ie CS voted for him already. Habits are often blamed for the bombing of but later we surely one thing that it was a reaction against calculated brutality of the communist regime ...
... The wave of immigrants rushing into our time always comes from the communist country, but not in the opposite direction. Nevertheless still the custom network contempt, insult and treat unworthy to spend for our Western friends as Thieu 1973 cases ...
... As a miracle comes from courage, Thieu was trying to steer the country in this tough stage, fighting against enemies trying to invade heart and reassuring allies do not understand him . He featured in the 1973 accord that Hanoi must abandon political demands had long since turned to the problem that a ceasefire is better than we expected, though still precarious his expectations ...
... About privacy but I spend less sympathetic about Thieu but I respected him because he is a fighter who persist in terrible loneliness (Originally: terrible loneliness) after the withdrawal of the United States. He accepted the sympathy and understanding for his meager. That does not make him wear qualities go ...
... Really, there is nothing more to discuss further. He did not moan about things we leave to him and even the malice from Hanoi. But he gave a one facts before us is a violation of the North Vietnamese. About privacy Nixon has assured him-as well as TT had announced on Monday 15 March and elsewhere - that the President will fight this blatant violation by force if necessary. TT at the same time (ie Nixon) has implored both Thieu began intimidating southern debtors the terms of the proposed agreement.
When his plane took off from California, he has opened alcohol drink to remember satisfaction with his calming relief from the conversation with Mr. Nixon. Although his identity or doubt with the difficult future signs are coming down-including the attitude of our hesitation to violate the treaty of Hanoi and hesitant economic aid to South Vietnam - so that hearts His message never changed that the United States will meet for Southern aid in case of emergency.
It is also the belief ever other allies of the United States traditionally cherished, loyalty ever created one of the fundamental values of the United States for the world we so we do not try to do so let it go ... "
(Kissinger, Henry. Years of Upheaval. 1st ed. Boston: Little Brown, 1981. From page 309 to page 315. The translation of Xuan Khe)
Friday, March 25, 2016
Tháng Ba Đà Nẵng
Chiếc Sà Lan B40 định mệnh (Ngày cuối của DCT/72 Đà Nẵng)
Nói về lịch sử hoạt động ,nhiệm vụ của NKT (Nha Kỹ Thuật) .
Vì
là cơ quan tình báo tối mật được thành lập dưới thời Tổng Thống Ngô
Đình Diệm, Tôi cũng chỉ biết trong phần vụ và trách nhiệm của tôi, còn
về lịch sử và hoạt động của NKT thì nhiều người biết hơn tôi và có chức
vụ quan trọng hơn tôi, họ đã viết rồi, trong bài này tôi muốn nói sơ lược về kỷ niệm đau thương nhất cho cuộc đời binh nghiệp của riêng cá nhân tôi mà thôi.
Sau
khi xuất thân khóa 11 Đồng Tiến Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức cuối năm
1960 Tôi tình nguyện qua LLĐB,L/D 77 (Lực Lượng Đặc Biệt/Liên Đoàn 77) Sau đó qua L/Đ 31 (Liên Đoàn 31), rồi Liên Đội Quân Sát 1, nhảy toán
vùng Hạ Lào, Căn Cứ xuất phát đặt tại Khe Sanh, Lao Bảo.
Toán
của chúng tôi được Đ/T Trần Khắc Kinh đặt tên là toán “ba gai” vì tập
trung toàn thành phần bướng bỉnh, sau đó được đổi tên lại thành ”Beo Gấm”
cho có vẻ nhẹ nhàng hơn (Toán này được Đ/T Kính sử dụng trong những công tác đặc biệt).
Tôi
không thuộc thành phần ba gai (vô kỷ luật) nhưng cũng được bổ sung
vào toán đặc biệt này, vì tính chất chuyên nghiệp quân sự của tôi là
chuyên viên phá hoại, chuyên về đặt mìn và chất nổ, điều bắt buộc trong
toán của LLĐB luôn luôn phải có những chuyên viên này.
Sau khi tham dự chiến dịch hành quân Lôi Vũ sau một thời gian nhảy toán, năm 1962
Tôi
được thuyên chuyển về SB (Sở Bắc) thuộc phòng 45 của LLĐB chuyên phụ
trách huấn luyện các toán Biệt kích xâm nhập miền Bắc tại các safehouse
(danh từ tình báo gọi là nhà an toàn) .
Trong
toán huấn luyện của chúng tôi, tôi được đổi tên với bí danh Vân, anh
Trâm bí danh Hùng, Lai bí danh Lâm, Hòa bí danh Kim, Phi bí danh Thu,
chúng tôi huấn luyện và thường đi theo các anh em toán khi họ xâm nhập
hoặc bay khi liên lạc nhân viên toán trong vùng .
Sau
chinh biến năm 1963 vì nhu cầu chiến trường và sự bành trướng của Quân
Đội ,SB chuyển đổi thành SKT (Sở Kỹ Thuật), năm 1974 đổi tên thành NKT
và danh xưng này được giữ nguyên cho đến ngày tàn cuộc chiến.
Trực
thuộc NKT còn rất nhiều Phòng, Sở và các ĐCT (Đoàn Công Tác) năm
1968 ĐCT/68 được thành lập, Tôi được thuyên chuyển về ĐCT/68 từ năm 1968
đến năm 1974
Năm 1974 một biến cố bất ngờ xảy ra tại ĐCT/72 đã lấy đi mạng sống của vị CHT/ĐCT/72 và một vài Sĩ Quan trực thuộc .
Tôi
được Đ/T Giám Đốc /NKT đề cử ra để nhậm chức vụ CHT/ĐCT/72 ngày
16/04/1974, khi tôi ra nhậm chức CHT/ĐCT/72 thời gian này tinh thần anh
em trong đoàn rất xuống, anh em toán viên có một số cũng ghiền sì ke mua
vui sau những cuộc hành quân đầy nguy hiểm từ vùng địch trở về thành
phố.
Chỉ
huy một đơn vị như vậy cũng rất phức tạp, dùng kỷ luật cũng không
được, cứng rắn quá cũng không được e rằng sẽ có biến cố như đã xảy ra
với vị CHT tiền nhiệm tái diễn, điều này tôi không muốn xảy ra cho tôi
nên việc chỉ huy cần sự tế nhị và uyển chuyển .
Sau
khi từ từ chỉnh đốn lại hàng ngũ và lấy lại tinh thần cho đơn vị, một
thời gian ngắn thì đã gắn bó với nhau thân thiết hơn và sẵn sàng đáp
ứng những nhu cầu chiến trường, các cuộc hành quân đã mang lại kết quả
tốt đẹp, đáng khích lệ kể từ ngày thành lập đơn vị.
Sau
gần một năm gắn bó với ĐCT/72 cuộc chiến đã bị Đồng Minh bỏ rơi và
ĐCT/72 cũng như dòng định mệnh nghiệt ngã đem đến cho tất cả các đơn vị
QLVNCH nói chung và ĐCT/72 nói riêng. Tôi chỉ muốn viết lại ngắn gọn
trong phạm vi hạn hẹp của ĐCT/72
Khoảng
đầu tháng 03/1975, tôi không nhớ rõ ngày, thời điểm này chiến trường
trở nên sôi động bất thường, Ban Mê Thuột thất thủ ,Cao Nguyên mất, tại
Đà Nẵng tình hình cũng rất sôi động.
Ngày
24/03/1975 tôi tình cờ vào tòa Lãnh Sự Mỹ tại Đà Nẵng (nhờ vốn Anh văn
sẵn có, vì tôi đã đi tu nghiệp khóa tình báo cao cấp bên Hoa Kỳ tại
Baltimore Tiểu Bang Maryland năm 1971 nên sự giao thiệp không gì trở
ngại khi tiếp xúc với nhân viên Tòa Lãnh Sự).
Tôi
được họ cho biết vào buổi chiều sẽ có Tàu của Phi Luật Tân được Tòa
Lãnh Sự Mỹ mướn để di tản nhân viên và đồng bào và sẽ đậu tài bến Tiên
Sha. Tôi liền về thông báo cho Bộ Chỉ Huy SCT.
Còn
riêng ĐCT/72 tôi đã cho di tản toàn bộ trại gia binh, nhờ vậy sau này
cuộc di tản tại Đà Nẵng đã bớt phần nào tổn thất cho ĐCT/72, nếu còn để
trại gia binh lại thì còn trở ngại hơn nữa.
Sáng
28/3 tôi ăn sáng tại Sơn Trà gặp người bạn cùng khóa là Th/T Long
CHT/Giang Đoàn vận tải hiện đậu tại Cảng Sơn Trà được lệnh ra Đà Nẵng để
chuyển quân, anh ta có hứa với tôi khi nào có lệnh di tản thì sẽ thông
báo cho ĐCT của tôi, nhưng nghiệt ngã thay cho ĐCT/72 lại đóng ở Tiên
Sha chứ không ở Sơn Trà như BCH/SCT/ ,DCT/11 và ĐCT/71.
Trưa
ngày 28/3/1974 tôi được Tr/T Tuân CHP Sở gọi lên họp, cho biết qua
tình hình rất là nguy ngập, sau đó trở về đoàn đợi lệnh và cho tiêu hủy
hồ sơ sẵn sáng tác chiến, khi ra đến cổng của BCH/SCT tôi gặp Đ/T Đáng
Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn I và được Đ/T Đáng cho biết là BTL/QĐI đã mất
liên lạc từ trưa ngày 28/03/1974 (muốn biết thêm chi tiết xin tìm đọc
CAN TRƯỜNG TRONG CHIẾN BẠI của Phó Đê Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại trang 239, sau
này khi gặp lại BCH/SCT tại Cam Ranh tôi được biết Đ/T Đang đã di tản
cùng với BCH/SCT)
Tại
thời điểm này ĐCT/72 có 2 Bộ Chỉ Huy hành quân nhẹ và 3 toán hiện đang
trong vùng địch, một BCH nhẹ tại đỉnh Đồng Đen do Th/Úy Thể và một BCH
nhẹ giữ an ninh cho đài kiểm báo Panama do Đ/Úy Thục chỉ huy, vì chưa
nhận được lệnh rõ ràng của Tr/T Tuấn nên tôi cũng không tự động cho lệnh
rút về, tôi cho lệnh các toán hãy nằm yên đợi lệnh, sau đó tôi cho
tiêu hủy hồ sơ và trang bị lương thực 7 ngày và vũ khí đầy đủ cho quân
nhân của ĐCT/72 và sẵn sàng đợi lệnh của BCH/SCT.
ĐCT/72
sẵn sàng ứng chiến túc trực đợi lệnh mãi đến 8 giờ tối hoặc hơn nữa,
tôi nhận được lệnh của Tr/T Tuấn trên máy truyền tin là BCH/SCT đã di
tản ra khơi (bằng Giang Đoàn của Th/T Long bạn cùng khóa với tôi như đã
hẹn lúc sáng).
ĐCT/72
tự túc tìm phương tiện di tản, lúc này thì đã quá trễ rồi, nếu Tr/T Tuân
cho lệnh sớm hơn ½ giờ thì chúng tôi đã đi cùng với BCH/SCT rồi, sau đó
tôi cho lệnh 2 Bộ Chỉ Huy nhẹ bằng mọi cách thoát thân, vì bản thân
ĐCT/72 cũng đã bị rớt lại rồi.
Tôi
tập trung anh em trong Đoàn lại và di chuyển về hướng Sơn Trà, thực sự
ra thì cũng chẳng biết đi đâu, để làm gì, rút về đâu, Dàn quân ra hai
bên đường, đi về hướng BCH/SCT, dân chúng thì tràn ngập vào Tiên Sha, đi
được một đoạn thì thấy xe Tăng xuất hiện, tưởng xe Tăng của VC anh em
toán dạt qua hai bên đường, thấy tình thế không ổn nên tôi lại quay trở
lại Tiên Sha nơi BTL/HQ Vùng I.
Nơi
đây tôi gặp Th/T Kiệt, Giám Đốc Hải Cảng Tiên Sha (được biết ông này là
cháu của T/Thống Thiệu), ông này bèn mượn máy truyền tin của tôi để
liên lạc, may ra có Tàu nào gần đó cập bến tiếp cứu, sau một hồi đây
Kilo, đây Kilo chẳng ai trả lời cả, tất cả đều trong tình trạng tuyệt
vọng, chúng tôi lại đi tiếp vào trong sân BTL thì thấy 2 chiếc trực
thăng đậu sẵn tại đây, tôi có hỏi hai Phi Công trực thăng này cho di tản, thì được họ cho biết hết xăng nên phải đáp xuống đây thôi,
Sau
này không biết số phận Th/T Kiệt và 2 viên Phi Công này ra sao, thấy đã
quá nửa khuya rồi, anh em ai cũng mệt mỏi, tôi cho lệnh toàn bộ ĐCT/72
trở về BCH đoàn để tử thủ, trên đường về đoàn, địch pháo kích ác liệt,
đêm nay ĐCT/72 nhận được một trận pháo khủng khiếp của VC từ Nam Ô pháo
sang,
Dân
chúng chết đầy đường, trong số này có một tên VC bị dân chúng phát hiện
là tiền sát viên nên bắt trói lại để giữa đường kêu la thảm thiết, hắn
nói “tôi không phải VC đâu mà các ông bắt tôi “ dân chúng nói chính mày
là tiền sát viên VC nên bị dân chúng ức quá bắt trói lại, thêm chi
tiết trang 266 CAN TRƯỜNG TRONG CHIẾN BẠI, (cấp bậc của tôi Th/Tá không
phải Tr/Tá như trong sách).
Sáng
này 29/03/74 trong tình thế tuyệt vọng anh em chúng tôi tập trung lại
quân số, vẫn trang bị đầy đủ và kéo xuống bến Cảng Tiên Sha, vừa để
tránh pháo VC vửa để tìm đường thoát, chúng tôi vẫn hàng ngũ chỉnh tể,
súng đạn đầy đủ xuống đến bến Cảng chúng tôi chia nhau xuống nấp dưới
gầm cầu Tàu để tránh pháo VC và tự nhủ rằng nếu không có đường nào thoát
nữa VC vào tới nơi thì mình sẽ cùng nhau tự sát và cho xác rớt xuống
biển làm mồi cho cá ăn
Suốt
buổi sáng VC pháo kích liên tục, đến buổi trưa thì tạm ngưng, sau khi
tạm ngưng được một lúc thì như một phép nhiệm màu nào đó đã đến với
ĐCT/72 đột nhiên có một chiếc sà lan có tàu kéo từ từ cập bến, không để
lỡ cơ hội tôi và toàn bộ anh em trong đoàn chia nhau xuống tàu kéo và sà
lan, vì lúc này chúng tôi vẫn còn trang bị đầy đủ, nên việc làm chủ
tình hình cũng không khó khăn.
Tôi
liên lạc với viên thuyền trưởng Tàu kéo quốc tịch Úc (với số vốn Anh
văn sẵn có nên việc tiếp xúc cũng trở nên dễ dàng), vì có vũ khí nên
người này hoàn toàn theo lệnh của tôi, lúc này thì hắn cho biết là sà
lan đã quá tải phải cho bớt người xuống, nhưng giờ phút này không ai
chịu xuống cả, mọi người đều bám lấy cái chết để hy vong được sống .
Tôi
cho lệnh anh em trong đoàn không cho bất cứ người dân nào lên nữa vì sợ
VC trà trộn, sà lan quá tải sẽ chìm rất nguy hiểm, khi viên thuyền
trưởng được chúng tôi bảo vệ an ninh và không cho người lên nữa, sau đó
thuyền trưởng cho Tàu ra khỏi bến và kéo theo sà lan, trên đường rời
bến thỉnh thoảng cũng có nhưng thuyền nhỏ có những cựu quân nhân mặc sắc
phục chúng tôi kéo lên, có một thuyền như cái thúng trên thuyên có một
người ở trần, đội mũ trên mang lon Đ/Tá lấy tay vái lia lịa, nên anh
em chúng tôi cũng kéo lên được.
Trên
đường suôi Nam chúng tôi ở Tàu kéo và trang bị nước đầy đủ nên không bị
thiếu nước, nhưng bên sà lan tình trang khủng khiếp, mấy ngày trời
lênh đênh trên biển không một giọt nước, với dân số trên 10.000 người
trời nắng chen chúc nhau, chém giết nhau để dành nước uống,
Có
một số người vô kỷ luật hãm hiếp, cướp giật, họ nổi loạn và bắn lên
Tàu kéo một T.S thuốc ĐCT/72 bị trúng thương ở cổ vì đang ngồi canh gác
phía sau Tàu kéo (vì anh này mới về nên tôi không nhớ tên, anh em nào
trong Đoàn nhớ tên xin nhắc tôi, khi tàu đến Nha Trang phải đưa anh vào
bệnh viện) phía dân chúng trên sà lan họ đòi Tàu kéo phải dừng lại để
xin nước, tôi có nói với Thuyền Trưởng rằng nếu dừng lại bây giờ rất
nguy hiểm, dân họ mà leo lên được, sẽ chìm Tảu giữa biên, viên Thuyền
Trưởng tiếp tục cho tàu suôi Nam.
Sau
3 ngày đêm thì chúng tôi về đến Nha Trang, Tàu vừa cập bên một cảnh
tượng hãi hùng mà tôi chưa từng thấy trong đời, nếu ngày xưa Đức Quốc
Xã có tàn sát người Do Thái thì cũng chỉ đến thế này là cùng, xác người
nàm chết chồng chất lên nhau trải đầy mặt sà lan 2, 3 lớp xác người,
những người còn sống thì điên dại cởi hết quần áo đi rong ngoài đường
(tôi có chụp được hình thảm cảnh này nhưng kỳ di tản đợt 2 lại không kịp
mang đi) xác người được khiêng xuống để đầy cầu Tàu, dân chúng chứng
kến cảnh này đồn nhau hoảng hốt làm cả thành phố Nha Trang hoảng loạn .
Trong
khi chờ đợi chính quyền địa phương khiêng xác người xuống, tôi và anh
em trong Đoàn đi nhờ xe vào BCH tiểu khu Khanh Hòa nơi đây tôi gặp lại
toán anh em DCT/75 di tản tử Pleiku vể do Th/T Kinh (bạn cùng khóa)
CHP/ĐCT/75.
Nhận
thấy tình hình cũng tương tự như Đà Nẵng mấy hôm trước nên tôi quyết
định cùng anh em trong đoàn trở lại sà lan và bàn với Thuyền Trưởng tiếp
tục đi suôi Nam ngay đêm hôm đó, đến mờ sáng thì sà lan đến Cam Ranh,
nơi đây chúng tôi gặp lại BCH/SCT ĐCT/11,ĐCT/71 vì hai Đoàn này di tản
cùng với BCH/SCT, Tr/T Tuân có chạy ra ôm tôi và nói mừng cho anh trở
về được, tôi cũng cám ơn Tr/T Tuân vể nghĩa cử này,
Sau
này tôi được biết khi Tr/T Tuân đã ra khơi rồi và báo cho Đ/T Giám Đốc
NKT biết là ĐCT/72 chúng tôi bị kẹt lại, Đ/T Giám Đốc có ra lệnh là
phải quay trở lại Đà Nẵng để đón ĐCT/72 , cũng may là Tr/T Tuân tiếp tục
suôi Nam, nếu trở lại DN thì không biết hậu quả sẽ ra sao cho BCH/SCT,
Sau
đó Đoàn chúng tôi sát nhập với BCH/ĐCT và tiếp tục về Vũng Tàu, một
điều may mắn cho chúng tôi là mặc dù gặp hoạn nạn nhưng anh em chúng tôi
ĐCT/72 vẫn ra đi với đầy đủ quân trang và quân dụng, ngoại trừ những
toán đang trong vùng hành quân vì trường hợp bất khả kháng tôi không thể
làm gì khác hơn được,
Tôi
viết lại đây với một góc cạnh nhỏ của ĐCT/72 đã góp phần vào cuộc
chiến, một đội Quân hùng mạnh nhất ĐNA đã tan biến theo sự sắp đặt của
thế lực cường quốc, khi cuộc chiến tán thì cả một thế hệ tàn theo, thoát
ra ngoài được thì “lao động tự nguyện, từ khi qua Mỹ tới ngày hôm nay
tôi vẫn chuyên nghiệp lao động “không thoát ra được thì bị tù đày lao
động cưỡng bách “
Nhân dịp nay tôi cũng mong những anh em đã cùng tôi trên bước đường hoạn nạn này có bổ túc thêm chi tiết gì tôi xin đón nhận.
Tôi
cũng vừa đọc bài báo “vì sao tôi bỏ Quân Đoàn I ” của tờ Thời Báo mới
phát hành trong đó Tr/T Ngô Quang Trưởng Tư Lệnh Vùng I có viết đoạn như
sau (… tiện đây tôi cũng xin nói về trường hợp ra đi của Tướng Thoại Tư
Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải và Tướng Khanh Tư Lệnh Không Quân Vùng
I” là vì Tư Lệnh trong tay có đến hàng ngàn lính, hàng trăm Chiến Hạm
lớn nhỏ, nhưng tôi nghiệm thấy sau khi hỗn loạn, Tướng Thoại đã bị bỏ
quên không ai cho đi khỏi BTL ở Tiên Sa và ông đã phải đi bộ qua dãy
núi phía sau bờ biển may nhờ có một chiếc tàu Hải Quân mà anh em trên
tàu còn giữ kỷ luật, thấy Phó Đê Đốc Thoại họ đã ghé lại cho Tướng Thoại
đi chứ nếu không thì cũng chẳng biết sau này sẽ ra sao….)
Cấp
Tướng còn chịu số phận như vậy thì đối với cấp Tá như tôi hoặc cấp nhỏ
hơn tôi thì chỉ là chuyện bình thường của nghịch cảnh dành cho kẻ chiến
bại, vài háng tâm sự để ghi lại biến cố đau thương của tập thề QLVNCH
nói chúng và của ĐCT/72 nói riêng,
Tôi
cón nhớ sau khi về đến kho 18 bên Khánh Hội thời gian chưa được 1 tháng
ĐCT/72 trước khi tan hàng của cả một tập thể QLVNCH tôi có tập họp anh
em trong Đoàn và trước hàng quân tôi nói với anh em rằng ”kể từ giờ phút
này ĐCT/72 được lệnh tan hàng, anh em nào còn muốn theo tôi thì mình tập
trung lại cùng nhau tìm kiếm phương tiện ra đi (thực ra thì cũng chẳng
biết đi về đâu)
Tr/S Hồng đã đến ôm tôi, từ giã xin trở về gia đình nước mắt rưng rưng tôi cũng chúc anh ta may mắn,
Bạch Hổ /ĐCT/72
Thursday, March 24, 2016
30-4 Tiếng ai oán hờn căm trong gió
Một tấc quê hương, một tấc người.
Tôi đang đứng trên một bờ ruộng cạnh quốc lộ 1 hướng về Tây Ninh. Phía sau tôi là cây cầu cũng mang tên là cầu Bông trùng tên với cây cầu trong khu Đa Kao của thành phố Sài gòn. Cây cầu này là mốc địa giới giữa quận Hốc Môn của tỉnh Gia Định và quận Củ Chi của tỉnh Hậu Nghĩa. Trên các thửa ruộng sau hàng cây Trâm bầu thấp thoáng những chiếc xe tank M 113, M 48 mà binh sĩ Sư đoàn 25 Bộ binh đã bỏ lại sau khi tan hàng tập thể trong hơn tháng trước. Trí óc của một thanh niên mới vừa 18 tuổi tôi và Trí người em con cậu háo hức rảo bước vào các chiếc xe này. Trèo vào các chiếc xe tăng mà nghĩ về hình ảnh những người lính đã từng ngồi tại đây trong các chiến trận. Súng đạn vẫn còn nguyên trong xe và trên các bờ ruộng.
Là dân sống ở Sài gòn tôi theo mẹ về dưới vùng Hốc Môn này để tìm mua ruộng đất làm ăn trong buổi giao thời thay vì chờ nhà nước CS đưa đi vùng kinh tế mới. Có tiếng lên đạn. Tôi nhìn chung quanh và thấy vài thanh niên khác cũng chạc tuổi tôi đang cầm một cây M 16 trên tay. Một thanh niên đang chỉ dẫn cho bạn mình cách sử dụng cây súng rồi tiếng bấm cò, tiếng kim hoả mổ vào chỗ trống. Súng không có gắn đạn. Lập lại các động tác đó vài lần rồi họ vất cây súng đó trên bờ ruộng, kéo nhau đi.
Trí nói với tôi: Mình ráng kiếm xem coi có cây Côn nào không. Trí óc thanh niên ai cũng thích sở hữu một súng lục trong tay nhưng chúng tôi lục tìm trong các chiếc xe nhà binh này mà không tìm được cây súng Côn nào cả. Chúng tôi đi trở ra ngoài đường lộ. Một phụ nữ mặc áo trắng đang lui cui nhặt tìm một cái gì đó gần lề đường. Tiến lại gần người phụ nữ này. Bà đang xem từng tấm thẻ Căn cước quân nhân, Thẻ bài kim khí, Thẻ giấy lãnh lương của lính...nằm vương vãi trên đường và các cạnh bờ ruộng. Mắt người phụ nữ này đỏ hoe. Tôi hỏi :
- Dì kiếm gì vậy hả dì?
Nhìn chúng tôi, người phụ nữ trả lời: Chị xem coi có giấy tờ của anh ấy không? Chiến tranh chấm dứt rồi mà không thấy ảnh về. Thì ra chồng người phụ nữ này là một chiến binh Biệt động quân tăng phái chiến đấu trong khu vực Hốc Môn-Thành Ông Năm này trong những này cuối của chiến. Rồi nhìn chúng tôi, người phụ nữ kể :
- Ảnh tên Tia, Nguyễn văn Tia... Các em có thấy tấm thẻ bài hoặc giấy tờ nào tên Nguyễn văn Tia thì đưa cho chị nha. Rồi lầm bẩm: Anh Tia ơi! Anh ở đâu sao không về. Một mình em với các con biết làm cái gì bây giờ đây hả anh? Chúng tôi đi dọc theo các bờ ruông này. Dưới ngay một trụ điện ven đường, một hố cá nhân đã được ai đó lấp vội nhưng vẩn còn thấy các mảnh thân xác của một tử sĩ nằm bên dưới. Chúng tôi vội lùi xa khi luồng gió đồng từ đâu thổi đến làm bốc lên mùi tử thi bị rữa. Nằm không xa, một nấm đất mà ngay phía trên đầu là một cây súng M 16 cắm ngập xuống đất với chiếc mũ sắt lính chụp trên báng súng. Hình ảnh nấm mồ với cây súng này y chang trong một cảnh phim chiến tranh lúc tàn cuộc. Có tiếng người phụ nữ khi nãy gọi chúng tôi. Chúng tôi quay lại. Tôi nhìn khuôn mặt bà. Một phụ nữ miền Nam tuổi khoảng 40. Vẻ nhẫn nại chịu đựng với chút thoáng buồn của người vợ lính làm tôi tự dưng có cảm tình với bà. Bà hỏi chúng tôi :
- Các em có biết lính còn đóng quân ở đâu nữa không? Các em có nghe có thấy nơi nào trong vùng này lính quốc gia vẫn còn chiến đấu chưa ra hàng không? Chỉ cho chị biết đi.
Trí trả lời: Lính hay đóng trong khu rừng Điều lắm... Mà khi đó chứ bây giờ chắc không còn ai nữa đâu dì ơi.
Mắt người phụ nữ sáng lên, nhìn Trí, miệng lắp bắp hỏi dồn: Rừng Điều! Lính đóng ở đó hả? Cách đây bao xa? Làm sao đi vào đó được? Hay là em vào đó tìm anh Tia giúp chị đi. Chị gửi tiền cho em ngay bây giờ. Đi ngay đi em, giúp chị đi mà. Tội nghiệp chị.
Rồi người phụ nữ khóc nhìn chúng tôi. Tôi nhìn thằng Trí dò hỏi. Nó im lặng chốc lát rồi lắc đầu nói:
- Không còn ai trong đó nữa đâu dì ơi ! Cháu biết rõ như vậy với lại muốn đi vào đó phải có xuồng chứ lội bộ sình lầy không được.
Người phụ nữ mắt đỏ hoe vẫn cứ nài nỉ thằng Trí giúp rồi thấy không được bà quay qua nắm tay tôi van nài:
- Giúp chị nha em. Tôi nghiệp chị mà. Chị đâu có biết đường đi vào đó đâu.
Tự nhiên nước mắt bắt đầu rỉ ra từ mắt tôi. Tôi nói với bà:
- Dì ơi! cháu ở Sài gòn mới về đây có ít ngày hà. Cháu cũng không biết chỗ đó đâu. Nếu biết thì... nhưng chưa nói hết câu thì thằng Trí đã kéo tôi đi chỗ khác. Đi một quãng khá xa nó nói:
- Anh đừng nhận lời giúp bả. Làm sao mà đi vào đó được. Gần hai tháng giải phóng rồi, không còn lính nào sống ở trong đó hết. Em biết rõ như vậy.
Tôi quay đầu nhìn lại, người phụ nữ tay vẫn vẫy chúng tôi trong tiếng khóc.
Tiếp tục đi dọc theo trên đường. Đằng trước mặt có một chiến xa M 113 nằm sát bên rặng cây Bình bát ngay gần vệ đường. Tôi và Trí tiến lại. Nhìn qua cửa mở toang phía sau, chiến xa này có nguyên cả một cây súng Cối khá lớn còn nằm trong lòng xe. Tôi định trèo vào xe thì mũi ngửi một mùi xác chết. Nhìn kỹ một thi hài lính chiến nằm ngay trên sàn xe sát cạnh chân đế của cây súng Cối. Tiếng ruồi vo ve gần bên. Không có dấu vết đạn nào trên thân xe tăng. Như vậy, người chiến binh miền Nam VNCH này chắc chắn đã tự sát chết.
Bỏ chiếc xe tăng, chúng tôi trèo lên cây cầu nhỏ tiến vào một con rạch thông thương với con kênh chính sát gần mặt đường. Dọc theo con rạch này, những bụi hoa Sim dại tím sẫm đung đưa theo gió chiều. Có cái gì nổi lùm xùm trong các bụi Năng. Chúng tôi tiến lại xem. Một xác người đang trong giai đoạn rữa nát. Kinh quá! Chúng tôi đi tiếp để thấy thêm vài xác chết nổi dập dềnh đây đó. Những người này là thường dân. Chắc chắn như vậy vì họ mặc thường phục. Hầu hết là đàn ông nhưng cũng có xác của phụ nữ nữa. Trí kéo tay tôi chỉ về một cái xác nổi gần bờ hai tay bị trói chặt. Bước chồm sát tới để xem cái xác, chân thằng Trí đạp vào vài viên đất trên bờ làm chúng lăn tòm xuống nước. Nghe động, một đàn cá Rô bơi ra từ dưới bụng của xác người này . Trên lưng áo trắng bỏ vào quần vẫn còn dấu những vết đạn, máu loang lổ. Họ là ai và bị ai giết?
Rồi tôi thấy ở khá xa tuốt trong phía sâu có bóng hai người đang lui cui làm cái gì khuất sau các hàng cây Dứa dại cạnh bờ rạch. Tôi và Trí tiến lại. Một người phụ nữ và một cô gái tuổi thiếu niên đang cúi đầu đọc kinh lâm râm. Một tờ báo trải ngay trên mặt đất với ít bánh ngọt trên đó. Vài cây nhang đang cháy khói nghi ngút cắm gần một dép nhựa loại có dây quai gót phía chân trái. Tôi nhìn xuống con rạch. Xác một người đàn ông áo sọc ca rô nổi phình trên các bụi cây Năn-Lác mà chân phải vẫn còn mang dép. Tôi và Trí đứng yên lặng trong chốc lát rồi quay ra. Gió đồng mang mùi xác chết đến mũi chúng tôi. Một cái mùi đặc biệt không lẫn vào đâu được. Sau lưng tôi bây giờ là tiếng khóc than của hai mẹ con người này. Tôi nhìn cảnh vật chung quanh. Đồng quê buổi chiều thật êm ả. Vài cánh cò trắng bay chập chờn xa xa như trong các câu chuyện, hình ảnh về các cảnh đồng quê yên bình. Nhìn ra phía đường lộ, vài chiếc xe hai bánh, xe đò vẫn bình thản chạy qua. Không ai biết trên đường, người đi tìm tung tích chồng mình và trong con rạch này, người đang khóc than cho số phận của thân nhân mình. Hết chiến tranh mà sao vẫn mầu thê lương tại đây?
Trời đã chiều trên cánh đồng tàn cuộc chiến. Tiếng gió bây giờ thổi mạnh, rít từng cơn qua các cành cây kẽ lá như lời đang than van của các quả phụ miền Nam VNCH bại trận.
Tiếng ai oán hờn căm trong gió
Một tấc quê hương, một tấc người.
Viết để tưởng nhớ ngày 30-4-1975.
Phạm thắng Vũ